Hiện nay, trà lúa mùa sớm
đang giai đoạn trỗ bông, phơi màu; trà mùa trung giai đoạn đứng cái, làm đòng.
Qua kết quả điều tra sâu bệnh ngày 10-12/8/2020, Trạm Trồng trọt và BVTV thông
báo kết quả tình hình SVGH, dự báo 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ như sau:
I/ TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ DỰ BÁO 7 NGÀY TỚI:
1. Sâu cuốn lá nhỏ: Trong kỳ vừa qua, các xã, thị trấn đã tập trung
chỉ đạo phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ trên toàn bộ diện tích cần phòng trừ. Do
điều kiện thời tiết mưa liên tục từ 3/8-6/8, kết hợp mật độ sâu trên đồng rất
cao, nhất là ở trà trung, nên một số diện tích đã phun thuốc phòng trừ nhưng
chưa hiệu quả, cụ thể như sau:
- Trên lúa trà sớm đang
giai đoạn đòng già đến trỗ bông, phơi màu: Tổng diện tích đã được phòng trừ 300ha. Cơ bản các diện tích
nhiễm đã phòng trừ hiệu quả, mật độ sâu trung bình 4-8 con/m2, cao 10-16
con/m2, cục bộ ruộng 32-40 con/m2 (Phùng Nguyên), phát
dục sâu chủ yếu tuổi 3,4. Tổng diện tích nhiễm là 59,4ha, trong đó nhiễm nhẹ là
52,5ha, nhiễm trung bình là 6,9ha.
- Trên lúa trà trung đang giai đoạn
đứng cái, làm đòng: Tổng diện tích đã được phòng trừ là 800ha. Hiện tại mật
độ sâu trung bình 8-16 con/m2, cao 24-40 con/m2, cục bộ 60-80 con/m2 (Cao Xá, Tứ
Xã, Phùng Nguyên), phát dục chủ yếu sâu tuổi 1,2,3. Hiện tại tổng diện tích
nhiễm là 448ha, trong đó nhiễm nhẹ là 176ha, nhiễm trung bình là 220ha, nhiễm
nặng là 52ha.
* Dự báo: Sâu non cuốn
lá nhỏ tiếp tục gây hại chủ yếu trên trà lúa mùa trung giai đoạn đứng cái, làm
đòng. Mức độ hại nhẹ đến
trung bình, cục bộ hại nặng gây trắng bộ lá đòng nếu không được phòng trừ triệt
để. Tổng
diện tích cần phun phòng trừ lại lần 2 là 272 ha. Các xã cần chú ý: Cao Xá, Tứ Xã,
Phùng Nguyên
2. Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Hiện tại toàn bộ diện
tích nhiễm bệnh đã được phun thuốc phòng trừ, nhưng do điều kiện thời tiết sau mưa
bão, một số diện tích bệnh vẫn tiếp tục
phát triển và gây hại (chủ yếu trên trà mùa trung), mức độ gây hại nhẹ. Tỷ lệ
bệnh hại 2-5%, cao 10-12%, cục bộ 20%. Tổng diện tích nhiễm bệnh cả hai trà là
51,8ha (nhiễm nhẹ).
* Dự báo: Trong vài ngày
tới dự báo vẫn có mưa rào và giông, bệnh sẽ tiếp tục phát triển, lây lan và gây
hại bộ lá đòng. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nhất là
những ruộng xanh tốt, bón thừa đạm và những diện tích đã bị nhiễm bệnh. Các xã cần chú ý:, Cao Xá, Sơn Vy, Phùng Nguyên, Tứ Xã, Thị Trấn Lâm
Thao,.....
3. Bệnh khô vằn: Hiện tại tỷ lệ bệnh
hại phổ biến 2-5%, cao 10-14%, cục bộ 20-22,5%, cấp bệnh chủ yếu cấp 1. Tổng
diện tích nhiễm là 72 ha, trong đó nhiễm nhẹ là 56,4ha, nhiễm trung bình là
15,6ha.
* Dự báo: Trong những
ngày tới thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao tạo điều kiện cho bệnh tiếp
tục phát triển, lây lan và gây hại trên cả hai trà lúa; mức độ gây hại nhẹ đến
trung bình.
4. Ngoài ra: Chuột gây hại cục bộ, mức độ hại nhẹ. Sâu đục thân gây
hại nhẹ, rải rác.
II/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG
TRỪ:
- Đề nghị UBND các xã,
thị trấn thực hiện tốt công văn chỉ đạo của UBND huyện số 1059/UBND-NN, ngày 31/7/2020 về việc chỉ đạo cao điểm
phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ mùa 2020. Chỉ đạo tổ khuyến nông cơ sở, HTX dịch vụ nông
nghiệp tăng cường kiểm tra đồng ruộng, rà soát lại các diện tích vẫn còn mật độ
sâu, tỷ lệ bệnh cao cần chỉ đạo phun lại
ngay để đảm bảo hiệu quả, cụ thể:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Cần kiểm tra đồng ruộng, nếu mật độ sâu vẫn còn trên 20 con/m2, có thể hỗn hợp thuốc hoặc tăng nồng độ khi sâu đã qua tuổi 2. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu trừ sâu cuốn lá để phòng trừ (ví dụ: Clever
300WG, Ammate 30WG, Dylan 2.0EC, Tasieu 5WG, Virtako 1.5GR, Sherpa
10EC,...) pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu (ví dụ: Starner
20WP, Starwinner 20WP, Totan 200WP, Avalon 8WP, Sieukhuan 700WP, Basu 250WP...)
để phun phòng trừ ngay khi ruộng lúa chớm bị bệnh và phun lại đối với những
diện tích đã phòng trừ nhưng hiệu quả thấp. Tuyệt đối
không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng, dừng bón các
loại phân hóa học, nhất là phân đạm khi ruộng lúa bị bệnh.
-
Bệnh khô vằn: Khi ruộng bị bệnh trên 20% dảnh hại, cần phòng trừ bằng các
loại thuốc có trong danh mục ví dụ như: Chevin 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC,
Valivithaco 5SL, Jinggangmeisu 3SL,...
- Ngoài ra cần tích cực phòng trừ chuột
hại bằng các biện pháp tổng hợp.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn
ghi trên bao bì; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi
quy định của địa phương.
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật Lâm Thao thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ
đạo./.
Nơi nhận:
-
T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện (b/c);
- Chi cục TT&BVTV (b/c);
- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;
- UBND, HTX, tổ KN các xã,
thị trấn;
-
Lưu trạm.
|
TRẠM
TRƯỞNG
Đặng
Thị Thu Hiền
|