Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 4, dự kiến tháng 5 và BPPT
Đoan Hùng - Tháng 5/2019

(Từ ngày 03/04/2019 đến ngày 03/05/2019)

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số:  29/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đoan Hùng, ngày 03 tháng 5 năm 2019

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 4/2019

                            Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2019

 


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4/2019:

1. Trên lúa xuân trung:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 573,3 ha (Nhiễm nhẹ 379 ha, trung bình 194,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 193,3 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 261,5 ha (Nhiễm nhẹ 194,3 ha, trung bình 67,2 ha). Diện tích đã phòng trừ 67,2 ha.

Ngoài ra:  Bọ xít dài, cào cào châu chấu, sâu đục thân, chuột, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại rải rác.

2. Trên lúa xuân muộn:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 305,5 ha (Nhiễm nhẹ 105,5 ha, trung bình 147,9 ha, nặng 52,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 200 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 212,4 ha (Nhiễm nhẹ 112,5 ha, trung bình 99,9 ha). Diện tích đã phòng trừ 100 ha.

Ngoài ra: Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bọ xít đen, bọ xít dài, chuột, sâu cuốn lá, sâu đục thân phát sinh gây hại rải rác.

3. Trên cây ngô xuân:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 42,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Sâu cắn lá: Diện tích nhiễm 9,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Đã xuất hiện rải rác một số ruộng nghi là sâu keo mùa thu gây hại.

4. Trên cây chè:

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 50,23 ha. (Chủ yếu là nhiễm nhẹ).

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 58,02 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ)

Ngoài ra: Bệnh phồng lá, bệnh đốm nâu, bệnh thối búp, bọ xít muỗi, rầy xanh phát sinh gây hại rải rác.

5. Trên cây bưởi: Bệnh thán thư, rệp các loại, sâu ăn lá, bọ xít, bọ trĩ, nhện, ve sầu, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác

6. Trên cây lâm nghiệp:

- Châu chấu tre đã nở và gây hại trên tre, mai, luồng lúa tại thôn 8 - Minh Phú, thôn 6,8,12 - Đại Nghĩa, thôn 3,6 - Chân Mộng. Tổng diện tích nhiễm châu chấu là 9,2 ha. Diện tích đã phòng trừ là 9,2 ha. Trong đó diện tích đồi rừng là 8,2 ha, diện tích lúa là 1 ha.

Ngoài ra: Bệnh khô cành, khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2019:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Tiếp tục  tục tích lũy, gia tăng mật độ, gây hại cục bộ trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, gây cháy chòm, cháy ổ trên diện tích lúa đang chín sáp. Các xã cần chú ý: Sóc Đăng, Ngọc Quan, Vân Đồn, Minh Tiến, Phúc Lai, Bằng Doãn, Yên Kiện....

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại, nhất là trên diện tích lúa đang chín sữa đến chín sáp. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, bón phân muộn.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện trời có mưa rào kèm theo dông, lốc, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và gây hại. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các xã cần chú ý: Chí Đám, Yên Kiện, Tiêu Sơn, Ca Đình ...

Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ thời tiết, đề phòng trời mát trở lại, kèm theo mưa ẩm, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên diện tích trà lúa muộn đã nhiễm đạo ôn lá. Sâu đục thân, bọ xít dài gây hại khu ruộng ven rừng, đồi gò, ruộng lúa thơm trỗ muộn.

2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp hại nhẹ.

3. Trên cây ngô xuân: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại rải rác. Tiếp tục theo dõi và điều tra sâu keo mùa thu.

4. Trên cây bưởi: Nhện đỏ, bọ xít hại nhẹ. Rệp các loại, sâu ăn lá,  bọ trĩ, ve sầu, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, bệnh loét sẹo gây hại rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Trong thời gian tới, tiếp tục theo dõi châu chấu hại tre, mai, luồng tại địa phương có nguồn từ các năm trước như Tiêu Sơn, Minh Tiến, Vân Đồn, Chân Mộng, Chí Đám, Hùng Quan, Nghinh Xuyên, Thị trấn, Đại Nghĩa, Hữu Đô, Yên, Kiện, ....

Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng  hại rải rác. Sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600 EC, Superista 25 EC, Nibas 50 EC, ....  Cần lưu ý trên diện tích lúa đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp thì cần phải rẽ băng từ 0,8 - 1m phun kỹ vào gốc lúa.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần cách nhau 5 ngày).

             Ngoài ra: Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ các ổ bệnh đạo ôn cổ bông, sâu đục thân, bọ xít dài và các đối tượng khác trên cây trồng để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời.

2. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

          - Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,... .

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Agri-one 1SL,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin  100SL,....

          3. Trên cây ngô xuân: Thu hoạch: Theo dõi chặt chẽ sâu keo mùa thu ăn lá khi phát hiện sâu non với mật độ từ 3 - 5 con/m2 cần hướng dẫn nông dân phòng trừ ngay bằng một số loại thuốc như: Angun 5WG, Actimax 50WG, ..... hỗn hợp với thuốc Bestox 5EC hoặc Fastac 5EC, ... Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì và theo nguyên tắc 4 đúng.

4. Trên cây bưởi: Chú ý chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh giai đoạn quả non.

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Kamai 730EC, Dylan 2EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...

- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn, cắt tỉa bớt lộc xuân sau khi đã ổn định, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, đồng thời cần phòng trừ bằng các loại thuốc, ví dụ như: Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Epolists 85WP, Bisomin 2SL, Rorigold 680WG,...

- Bọ xít: Khi cây có trên 4 con/cành lá, quả tạm thời có thể sử dụng một số hoạt chất Abamectin, Alpha-cypermethrin, …. Ví dụ thuốc: Aremec 36EC, Reasgant 1.8EC, Bestox 5EC, Sherpa 10EC/25EC, Cyperan 50EC;10EC;25EC,  Fastac 5EC, …(Do trong danh mục thuốc BVTV hiện hành chưa có thuốc đăng ký trừ bọ xít hại bưởi và cây có múi nên tạm thời hướng dẫn một số hoạt chất trên).

Ngoài ra cần chú ý theo dõi sâu đục thân cành, rầy, rệp, ve sầu,...

5. Trên cây lâm nghiệp:  Theo dõi chặt chẽ châu chấu mới nở, dùng vợt bắt giết những ổ châu chấu đang co cụm ở trên mặt đất, ruộng lúa, bờ cỏ đem tiêu hủy. Đối với những ổ châu chấu trên đồi rừng, khó áp dụng biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch để tiêu diệt. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ: Victory 585EC, Lufen extra 100EC, Neretox 95WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh cây keo, ... chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT- Huyện ủy (b/c);

- UBND Huyện (b/c);

- Ban chỉ đạo sản xuất (P/h)

- UBND các xã, TT;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

Đỗ Chí Thành


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...