THÔNG BÁO
SÂU BỆNH KỲ 27/8 DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 9
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Kết quả điều tra sâu bệnh kỳ 34/8 trên đồng ruộng diễn biến như sau:
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
Trong cao điểm tổng diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ trong toàn huyện là 2945,81 ha. Trong đó nhiễm nhẹ là 1308,2 ha, nhiễm trung bình là 1065,1 ha, nhiễm nặng là 572,4 ha. Tổng diện tích đã phòng trừ là 2615,97 ha. Diện tích phải phòng trừ lại lần 2 là 544,05 ha. Đến nay cơ bản an toàn sâu cuốn lá trong tháng 8.
* Hiện tại: Sâu non gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng gây trắng lá trên những diện tích không phòng trừ hoặc không phun kép lần 2, phun xong gặp trời mưa. Mật độ trung bình 3 - 5 con/m2, cao 20 - 25 con/m2, cục bộ ổ nhỏ 35- 40 con/m2 (Cự đồng, Thị trấn, Thắng sơn, Giáp lai…… ). Phát dục chủ yếu tuổi 5 và nhộng, bướm ra rải rác 0,1- 0,5 con/m2.
* Dự báo: Bướm lứa 6 ra rộ từ ngày 28/8 - 2/9 di chuyển và đẻ trứng trên trà lúa mùa trung và mùa muộn, sâu non nở rộ từ ngày 4/9 trở đi. Dự kiến diện tích cần phòng trừ đợt này khoảng 1045 ha. Các xã có nhiều diện tích trà trung cần chú ý: (Tân minh, Tân lập, Yên lương, Khả cửu, Lương nha, Tinh nhuệ, Yên lãng, Thắng sơn, Văn miếu, Địch quả…….). Mức độ gây hại trung bình đến nặng nếu không được phòng trừ kịp thời sẽ gây trắng lá đòng làm giảm năng xuất.
* Biện pháp phòng trừ:
- Thời gian phun thuốc tập trung từ ngày 05 - 10/9/2010.
- Chỉ phòng trừ trên những diện tích lúa chưa trỗ khi mật độ sâu non trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con trở lên). Nơi có mật độ sâu cao phải phun lại lần 2 sau 5- 7 ngày. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Regent 800WG; Finico 800 WG; Oncol 25 WP; Tasodant 600 EC; Silsau 5.0 EC,... hỗn hợp với thuốc Pertox 5 EC, Fastac 5EC,…pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.
2. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh lây lan và gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 3,17- 6,4%, cao 20 – 26,7%, cục bộ ổ 43,8 % ( Võ miếu Cự đồng, Địch quả, Thạch khoán, Thị trấn……… )
* Dự báo: Bệnh phát triển lây lan nhanh trên tất cả các trà, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn.
* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Validacin 5SL, Anvil 5 SC, Tilt Super 300 ND, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
3. Bọ xít dài:
* Hiện tại: Bọ xít tập trung gây hại trên trà lúa đã trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 1- 3 con/m2, cao 6 - 12 con/m2, cục bộ ổ 18 con/m2 ( Địch quả, Thắng sơn, Võ miếu, Tât thắng, Cự thắng,…..)
* Dự báo: Bọ xít tiếp tục gây hại trên những diện tích lúa trong giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa nếp, lúa thơm, ruộng trỗ muộn, ruộng ven đồi, rừng. Các xã có diện tích lúa trỗ muộn cần chú ý.
* Biện pháp phòng trừ: Trên ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Địch Bách Trùng 90 SP, Bestox 5 EC, .. Nơi có mật cao cần được phun lại lần 2 sau 5 ngày. Phun phòng trừ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát; Chú ý phun đủ lượng nước theo hướng dẫn.
4. Ngoài ra: Cần đề phòng thời tiết có mưa, bão. Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn sẽ phát triển gây hại trên giống lúa lai, Bệnh vàng lá sinh lý trên những chân ruộng lầy thụt, đất cát pha, ruộng trũng thường xuyên không thoát nước phun trừ bằng thuốc trừ bệnh An tracol 72WP kết hợp phân bón lá lúa XO pha phun theo đúng hướng dẫn đã ghi trên bao bì. Phòng trừ các ổ rầy, sâu đục thân 2 chấm bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Ø -Thường xuyên tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp thủ công, bả Rát k- 2% D
theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c),
- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),
- Các phòng ban liên quan (p/h),
- Ban chỉ đạo sản xuất huyện,
- UBND 23 xã, TT'
- Lưu.
|
Trạm trưởng
Nguyễn Thị Hải
|