THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh
tháng 8/2015
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 9/2015
I/
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2015:
1. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại mạnh trong đầu tháng 8 trên các
trà lúa ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Sâu non lứa 6 phát sinh
và gây hại từ 27/8 đến đầu tháng 9 trên trà lúa mùa trung cấy muộn và mùa muộn
ở các xã: Tiên Kiên, Xuân Lũng…; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng. Tổng diện tích nhiễm 181,7 ha; trong đó nhiễm nhẹ 60 ha, nhiễm trung bình
82,5 ha, nhiễm nặng 39,2 ha. Diện tích phòng trừ 155,3 ha, trong đó diện tích
phun 2 lần 21,5 ha.
- Sâu đục thân: Phát sinh và gây hại tại các xã: Tứ xã, Kinh Kệ, Xuân
Lũng, Tiên Kiên…; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tổng diện
tích nhiễm 65,3 ha; trong đó nhiễm nhẹ chủ yếu là nhiễm nhẹ. Diện tích phòng
trừ 65,3 ha.
- Bệnh khô vằn:
Phát sinh và gây hại ở tất cả các xã, thị trấn; mức độ hại nhẹ đến trung bình.
Tổng diện tích nhiễm 455,4 ha; trong đó nhiễm nhẹ 200 ha, nhiễm trung bình 255,4
ha. Diện tích phòng trừ 537,5ha.
- Bệnh đốm sọc
vi khuẩn: Phát sinh và gây hại tại các xã: Tứ Xá, Sơn Vy, Cao Xá...; mức độ hại
nhẹ. Diện tích nhiễm 52,9 ha. Diện tích phòng trừ 52,9 ha.
- Ngoài ra: Chuột,
bệnh vàng lá sinh lý, bọ xít dài, châu chấu gây hại nhẹ.
II/ DỰ BÁO TÌNH
HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2015:
1. Trên lúa:
- Sâu đục thân: Bướm đục thân 2 chấm tiếp tục ra
kéo dài, di chuyển đẻ trứng trên trà lúa mùa muộn giai đoạn làm đòng - trỗ, mức
độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các xã cần chú ý: Tiên Kiên, Xuân
Lũng ...
-
Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa giai đoạn làm đòng - chắc
xanh; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp,
xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn…
-
Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão bệnh dễ phát sinh, lây lan nhanh và gây hại
mạnh trên các trà; mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng gây hại trên
các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các xã đã có nguồn bệnh cần chú ý: Tứ Xã, Sơn Vy, Xuân Lũng…
- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ và gia tăng mật độ gây hại trên lúa giai
đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng sau
ngày 10/9 trở đi. Các xã cần
chú ý: Sơn Vy, Xuân Lũng, TT Hùng Sơn,…
-
Chuột: Gây hại trên các trà lúa khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ hại nặng.
-
Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bệnh lem lép,... gây hại nhẹ.
2.
Trên cây ngô đông: Sâu xám, sâu ăn
lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá gây hại nhẹ đến trung bình.
III/
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Sâu đục thân 2
chấm: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 sử dụng một trong
các loại thuốc có trong danh mục đăng
ký trừ sâu đục thân trên lúa. Có thể sử dụng thuốc trong nhóm hoạt chất:
Cartap, Fipronil, Chlorpyrifos ethyl, Alpha-Cypermethrin,... pha và phun theo
hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có
tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng
ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt
chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn
ghi trên vỏ bao bì.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20%
dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh
khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim,
Hexaconazole, Validamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ rầy trên
1.500 con/m2 sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh
mục đăng ký trừ rầy. Có thể sử dụng các
thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Buproferin, Imidacloprid, Fenobucarb, Chlorpyrifos
Ethyl, Pymetrozine, ... pha và
phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
- Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp
thời các đối tượng bọ xít dài, bệnh lem lép hạt, bệnh sinh lý, … bằng các loại
thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng
hợp.
2. Trên cây ngô đông: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại
cây ngô đông. Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt
ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục quy định cho ngô.
Nơi nhận:
- T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND
Huyện (b/c);
- Chi cục BVTV (b/c);
- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;
- UBND, HTX, tổ KN các xã,
thị trấn;
- Lưu trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
Đặng Thị Thu
Hiền
|