THÔNG
BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 5
DỰ
BÁO SÂU BỆNH THÁNG 6 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 05/2016:
1. Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại
trên các trà lúa ở tất cả các xã, thị trấn; mức độ hại nhẹ, cục bộ ổ hại nặng
trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp, ruộng bón nhiều phân đạm. Tổng diện
tích nhiễm bệnh là 455ha, trong đó diện tích nhiễm trung bình là 87ha.
2. Rầy các loại: Phát sinh gây hại trên
các trà lúa ở tất cả các xã, thị trấn, mức độ gây hại nhẹ. Tổng diện tích nhiễm
rầy là201ha.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 06/2015:
Trong tháng 6, sâu bệnh di chuyển gây hại trên lúa chét
và bờ cỏ, sau đó di chuyển sang gây hại trên mạ và lúa mùa sớm, cần tập trung theo
dõi một số đối tượng sau:
1. Trên mạ:
- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên
những ruộng mạ ven gò, đồi, những ruộng gieo sớm hơn so với đại trà.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay trưởng thành cuốn lá đang ra
và tụ ở các bờ cỏ, ruộng lúa chét. Dự báo trưởng thành di chuyển và đẻ trứng
trên mạ mùa sớm sâu non sẽ nở và gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
Các xã cần chú ý (Kinh Kệ, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Vi, Hợp Hải, Sơn Dương.....),
- Sâu đục thân: Hiện tại, nguồn sâu đục thân đang gây hại trên lúa chét và
những diện tích lúa trỗ muộn, phát dục chủ yếu tuổi 4,5. Dự báo trưởng thành ra
rộ vào trung tuần tháng 6 và đẻ trứng trên mạ mùa sớm và mùa trung. Sâu non nở
và gây hại nhẹ, cục bộ gây hại trung bình. Các xã cần chú ý (Tứ xã, Vĩnh Lại
Sơn Dương, Cao Xá, Thị Trấn, Xuân Huy, Xuân Lũng).....
2. Trên lúa mùa
sớm:
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước, mức
độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy
thụt, ruộng cày bừa không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy
sâu tay,...... Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh và gây hại trên một số diện tích lúa mùa sớm. Mức độ
hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các xã cần chú ý (Kinh Kệ, Vĩnh Lại,
Cao Xá, Sơn Vi, Hợp Hải, Sơn Dương.....),
- Sâu đục thân: Gây hại trên lúa mùa sớm, mức độ gây hại
nhe đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các xã cần chú ý (Tứ xã, Vĩnh Lại Sơn
Dương, Cao Xá, Thị Trấn, Xuân Huy, Xuân Lũng.)....
3. Trên lúa chét:
- Sâu
đục thân chuyển lứa và gây hại trên những diện lúa chét đang trỗ bông, phơi mầu
mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng. Những xã cần lưu ý
như: Xã Tiên Kiên, Xuân Lũng, Thị trấn Hùng Sơn, Xuân Huy, Thạch Sơn, Tứ xã
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
- Trên mạ:
Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, áp dụng kỹ thuật SRI: gieo thưa, bón phân đầy đủ
cho cây mạ sinh trưởng khỏe, gieo tập trung để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu
bệnh, chuột hại. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây
hại trên mạ.
- Trên lúa: Áp
dụng kỹ thuật SRI: làm đất kỹ, bón vôi khử chua, bón lót phân chuồng hoai mục
kết hợp bón NPK 5:10:3, cấy mạ non 2-2,5 lá, cấy 1-2 dảnh, cấy nông tay; chăm
sóc làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng tốt.
Theo dõi chặt
chẽ diễn biến các đối tượng sâu bệnh: ốc bươu vàng, bệnh sinh lý, sâu cuốn lá
nhỏ, sâu đục thân. Chỉ phun thuốc phòng trừ trên những diện tích vượt ngưỡng.
Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật đầu vụ để bảo vệ thiên địch.
- Trên lúa chét: Phun thuốc phòng trừ sâu đục thân khi ruộng có mật
độ ổ trứng 0,3 ổ/m2 hoặc
phun phòng trừ trong giai đoạn trỗ bông, phơi mầu.
Lưu ý: Khi phun thuốc phòng trừ trong thời gian 4
giờ mà gặp mưa thì nhất thiết phải phun lại.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV;
- TTHU- TTUBND huyện;
- Phòng NN&PTNT,
trạm KN, Đài TT huyện;
- Hội nông dân, hội phụ
nữ huyện;
- UBND các xã, thị
trấn;
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
(Đã ký)
Đặng Thị Thu
Hiền
|