I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:
1.Thời tiết:
- Nhiệt độ trung bình 29oC, cao 34oC, Thấp 24C
- Nhận xét khác: Trong kỳ trời nắng xen kẽ có mưa rào và giông . Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Tổng diện tích gieo cấy: 32.464,2 ha; Trong đó:
+ Lúa mùa sớm: Diện tích: 17.977 ha; GĐST: làm đòng.
+ Lúa mùa trung: Diện tích: 12.174,2 ha; GĐST: Đứng cái
+ Lúa mùa muộn: Diện tích: 2723,4 ha; GĐST: Đẻ nhánh.
- Cây đậu tương: Diện tích: 1050,6 ha; GĐST: Ra hoa – quả non.
- Cây ngô: Diện tích: 1.118,3 ha; GĐST: 8 lá – trỗ cờ, phun râu
- Cây chè: Diện tích: 15.600 ha; GĐST: Phát triển búp - thu hoạch.
- Cây lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung: 3.409,2 ha.
II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI:
1. Trên lúa mùa sớm:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non mật độ trung bình 20 - 30 con/m2, cao100 con/m2, cục bộ 250 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2. Mật độ trứng trung bình 20 - 30 quả/m2, cao 100 - 150 quả/m2.
- Bọ xít dài: Bọ xít di chuyển từ bờ bụi ra các trà lúa, mật độ trung bình 2 – 3 con/m2, cao 10 - 20 con/m2, cục bộ 50 con/m2.
- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 1,7%, cao 20 %, cục bộ 40%. Cấp bệnh chủ yếu cấp 1, 3.
- Chuột: gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,9%, cao 5 – 10%, cục bộ ổ 20%.
- Các đối tượng: Sâu đục thân, châu chấu, rầy các loại, bệnh sinh lý gây hại nhẹ.
2. Trên lúa mùa trung:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non mật độ trung bình 20 con/m2, cao 100 con/m2, cục bộ 320 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2. Mật độ trứng trung bình 16 quả/m2, cao 50 quả/m2, cục bộ 160 quả/m2
- Bọ xít dài: Bọ xít di chuyển từ bờ bụi ra các trà lúa lúa, mật độ trung bình 1 – 2 con/m2, cao 10 - 15 con/m2, cục bộ 30 con/m2.
- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,7%, cao 5%, cục bộ 15%.
- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,6%, cao 10 – 20%, cục bộ 46%.
- Các đối tượng: Bệnh sinh lý, sâu đục thân, châu chấu, chuột, rầy các loại gây hại nhẹ.
3. Trên lúa mùa muộn:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Hại nhẹ đến trung bình. Mật độ trung bình 2 – 5 con/m2, cao 90 con/m2.
- Các đối tượng: Chuột, rầy các loại, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.
4. Trên rau:
- Bọ nhảy: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,5%, cao 30%.
- Các đối tượng: Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ.
4. Trên ngô: Châu chấu, chuột, bệnh khô vằn, sâu đục thân, bệnh huyết dụ, bệnh đốm lá gây hại nhẹ.
5. Trên cây đậu tương:
- Sâu cuốn lá: Gây hại nhẹ đến trung bình. Mật độ trung bình 1 - 2 con/m2, cao 25 con/m2.
- Các đối tượng: Sâu khoang, sâu xanh, sâu đục quả gây hại nhẹ.
6. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1,3%, cao 15 %.
- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1,3 %, cao 18 %.
- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1,1%, cao 10 %.
- Nhện đỏ: Gây hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 0,4%, cao 8%.
- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ.
III/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI THỜI GIAN TỚI.
1. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non gây hại nhẹ đến trung bình,cục bộ hại nặng trên những ruộng không phòng trừ, hoặc phòng trừ kém hiệu quả trên các trà lúa.
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển lây lan trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, bón phân không cân đối, bón thừa đạm.
- Chuột: Gia tăng gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên nhứng diện tích lúa ven đồi, gò, ven khu dân cư và bờ trục lớn.
- Ngoài ra: Bệnh sinh lý, sâu đục thân, châu chấu, rầy các loại, bọ xít dài gây hại nhẹ.
2. Trên rau: Bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn tiếp tục gây hại nhẹ.
3. Trên ngô: Châu chấu, sâu đục thân, chuột, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá tiếp tục gây hại nhẹ.
4. Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu đục quả, chuột gây hại nhẹ.
5. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ.
IV/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con trở lên) thì phải phòng trừ, sử dụng các loại thuốc Regent 800WG; Rambo 800 WG; Rigell 50 SC, 800 WG; Finico 800 WG; Oncol 25 WP; Actamec 40 EC,... kết hợp với các loại thuốc Bestox 5 EC, Fastac 5EC…phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì. Phun sâu cuốn lá nhỏ bằng các loại thuốc trên sẽ diệt luôn cả sâu đục thân, bọ xít dài và một số đối tượng sâu hại khác trên đồng ruộng.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5 SL, Jinggang meisu 3SL, 5WP, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
2. Trên rau: Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
3. Trên ngô: Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
4. Trên cây đậu t ương:
- Sâu cuốn lá: Khi mật độ trên 30 con/m2 sử dụng các loại thuốc hoá học Regent 800WG, Finico 800 WG …Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
5. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhên đỏ, bệnh đốm xám, đốm nâu trên những diện tích đến ngưỡng phòng trừ, sử dụng những loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
Nơi nhận:
- Như kính gửi (b/c);
- Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT (b/c);
- Lưu: KT.
|
KT.CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Phạm Văn Hiển
|