Thông báo sâu bệnh tuần 27
Toàn tỉnh - Tháng 7/2009

(Từ ngày 06/07/2009 đến ngày 12/07/2009)

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:

1.Thời tiết:

- Nhiệt độ: Trung bình: 290C; Cao: 340C; Thấp: 240C.

- Nhận xét khác: Đầu kỳ ngày trời nắng nóng, cuối kỳ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trời mưa kéo dài, trời mát. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Mạ mùa: Lượng thóc giống đã gieo: 1.444,3 ha; GĐST: 3 - 4 lá.

- Lúa mùa: Tổng diện tích đã cấy: 24.635 ha; Trong đó:

+ Lúa mùa sớm: Diện tích 17.542 ha; GĐST: Đẻ nhánh rộ.

+ Lúa mùa trung: Diện tích 7.0935 ha; GĐST: Bén rễ, hồi xanh - đẻ nhánh.

- Cây rau: Tổng diện tích: 691,8 ha; GĐST: PTTL - thu hoạch.

- Cây chè: Diện tích: 15.400 ha; GĐST: Phát triển búp.

- Cây lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng trập trung: 4.000 ha (KH: 6000 ha); 1,8 triệu cây phân tán. Rừng trồng năm 1- 3 chăm sóc lần 1.

II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI:

1.  Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ, mật độ trung bình 3 - 5 con/m2, cao 20 - 30con/m2, cá biệt trên 45 - 72 con/m2 (Yên Lập, Thanh Thủy). Phát dục chủ yếu tuổi 5, nhộng, trưởng thành đã ra rải rác.

- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên trà lúa mùa trung. Mật độ trung bình 1 - 3 con/m2, cao 6 - 10 con/m2, cục bộ 15 con/m2 (Thanh Sơn, Đoan Hùng).

- Bệnh sinh lý: Hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 5 - 10%, cao 30 %.

- Ngoài ra: Rầy các loại, châu chấu, sâu đục thân, chuột gây hại nhẹ rải rác.

3. Trên rau: Sâu xanh, rệp, bọ nhảy hại nhẹ rải rác.

4. Trên chè:

- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ hại trung bình 3 - 6%, cao 10 - 20%, cục bộ 35% (Đoan Hùng).

- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ hại trung bình 1 - 2%, cao 10 - 20%, cục bộ 30% (Đoan Hùng).

- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ hại trung bình 2 - 5%, cao 10 - 18%, cục bộ 22% (Thanh Sơn).

- Nhện đỏ: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ lá hại trung bình 1 - 2%, cao 6 - 9%, cục bộ 20% (Đoan Hùng).

III/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Bướm cuốn lá nhỏ ra rộ từ 12 - 18/7. Sâu non nở rộ từ 19/7/2009 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh, Phú Thọ, Cẩm Khê, Thanh Sơn.

- Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại lúa giai đoạn bén rễ, hồi xanh - đẻ nhánh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại năng trên những diện tích lúa sâu trũng nhiều nước.

- Bệnh sinh lý: Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, bệnh xuất hiện và hại lúa giai đoạn bén rễ, hồi xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ngoài ra: sâu đục thân, rầy các loại, châu chấu, chuột gây hại nhẹ rải rác.

2. Trên rau: Sâu xanh, rệp, bọ nhảy, sâu đục quả hại nhẹ đến trung bình.

3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Ngoài ra: Bệnh thối búp, bệnh phồng lá chè hại nhẹ rải rác.

IV/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu trên 50 con/m2 (1 con/khóm) giai đoạn lúa đẻ nhánh hoặc trên 20 con/m2 giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng, sử dụng các loại thuốc Regent 800WG; Rigell 50 SC, 800 WG; Regal 800 WG, 50SC;  Finico 800 WG; Actamec 40 EC,...  hỗn hợp với thuốc Bestox 5 EC hoặc Antaphos 25 EC, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ốc bươu vàng: Áp dụng các biện pháp thủ công bắt ốc, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Đối với những diện tích nhiễm ốc bươu vàng với mật độ trên 3 con/m2 sử dụng thuốc Clodansuper 700 WP pha 10g/1 bình 12 lít phun cho 1 sào để diệt trừ. Khi phun nên giữ mức nước ở 3 - 5 cm để tăng hiệu lực của thuốc.

- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp làm cỏ sục bùn sớm giúp giải phóng các độc tố trong đất, trong điều kiện nắng nóng có thể tháo thay nước luân phiên. Ruộng bị nặng phun thuốc Antracol 70 WP và phân bón lá theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

 - Ngoài ra: Theo dõi sát diễn biến tình hình sâu đục thân, rầy các loại. Hạn chế phun thuốc đầu vụ để bảo vệ thiên địch.

2. Trên rau: Phun trừ các ổ diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.

Nơi nhận:

- Như kính gửi (b/c);

- Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT (b/c);

- Lưu: KT.

 KT.CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Văn Hiển


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...