CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ TRẠM BVTV HẠ HÒA Số: 15 /TB - BVTV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hạ Hòa, ngày 7 tháng 9 năm 2017 |
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh tháng 8/2017
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 9/2017
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 08/2017:
1. Trên cây lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ trung bình 7- 8 con/ m2, cao 35-42 con/m2, cục bộ 80 con/m2. Diện tích nhiễm 544,9 ha, trong đó nhiễm nhẹ 157,5 ha, nhiễm trung bình 326,9 ha, nhiễm nặng 60,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 387,4 ha.
- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại trung bình 12-15%, cao 32-38%. Diện tích nhiễm 1091,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 97 ha, nhiễm trung bình 994,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 994,3 ha.
- Bệnh sinh lý (Vàng lá): Tỷ lệ hại trung bình 5-6%, cao 24%. Diện tích nhiễm 254,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 157,5 ha, nhiễm trung bình 97 ha. Diện tích đã phòng trừ 97 ha.
- Bệnh bạc lá vi khuẩn: Tỷ lệ lá hại trung bình 1,2-3,6% cao 16%. Diện tích nhiễm 151,7 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.
- Rầy các loại: Mật độ trung bình 221- 223 con/ m2, cao 800- 1000 con/m2. Diện tích nhiễm 197 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.
- Chuột: Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,45%, cao 4%. Diện tích bị hại 75,8 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ. Diện tích phòng trừ 75,8 ha.
- Ngoài ra: Bọ xít dài hại nhẹ; bệnh thối thân, bệnh đen lép hạt, sâu đục thân, ... hại rải rác.
2. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ: tỷ lệ hại trung bình 1,2 - 2,6%, cao 6-8%. Tổng diện tích nhiễm 602,7 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.
- Ngoài ra: Bệnh đốm xám, bệnh thối búp, bệnh thán thư,... gây hại rải rác.
3. Trên cây ngô hè:
- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh sinh lý, sâu đục thân gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; Chuột hại cục bộ. Ngoài ra: Rệp, sâu ăn lá hại nhẹ, châu chấu, ... hại rải rác.
4. Trên cây lâm nghiệp:
Bệnh chết héo gây hại cục bộ; bệnh đốm lá, bệnh chết ngược, sâu ăn lá, ... phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2017:
1. Trên cây lúa:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và gây hại bộ lá đòng, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống nhiễm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9, Hương Thơm, Khang dân 18, Kim Cương, ...). Các xã cần lưu ý: Mai Tùng, Vĩnh Chân, Hiền Lương, Chuế Lưu, Động Lâm, Xuân Áng, Lang Sơn, ...
- Bệnh khô vằn: Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại về cuối vụ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các xã cần lưu ý: Văn Lang, Bằng Giã, Chuế Lưu, Vĩnh Chân, Mai Tùng, Ấm Hạ, ...
- Rầy các loại: tiếp tục tích lũy mật độ gây hại mạnh, mức hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng tại vùng ổ rầy, có thể gây cháy chòm, cháy ổ nếu không phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Ấm Hạ, Hương Xạ, Gia Điền, Cáo Điền, Phương Viên, Yên Kỳ, Hà Lương, Đại Phạm, ...
* Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng khác như: Sâu đục thân hai chấm, bệnh đen lép hạt, bệnh sinh lý (Vàng lá), chuột hại; bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lá di động (Vàng lụi)...
2. Trên cây ngô: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn,bệnh đốm lá hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Chuột hại cục bộ.Sâu ăn lá, bệnh sinh lý, ....hại nhẹ rải rác.
3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình; bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp, bệnh thán thư, ... hại rải rác.
4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh chết héo, bệnh đốm lá, bệnh khô lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Biện pháp chỉ đạo:
- Để đảm bảo năng suất từ nay đến cuối vụ, đề nghị UBND các xã, thị trấn tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt, không chủ quan, lơ là; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại và thời tiết, mưa bão; chỉ đạo, đôn đốc nông dân phòng trừ theo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật. Tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là trên hệ thống truyền thanh xã, khu dân cư về công tác chỉ đạo và hướng dẫn phòng trừ.
2. Kỹ thuật phòng trừ:
2.1, Trên lúa:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhất là sau mưa dông, lốc. Phun khi bệnh mới xuất hiện, không phun thuốc cùng với phân qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng; giữ đủ nước trong ruộng. Sử dụng các loại thuốc như: Starwiner 20 WP, Kamsu 2 SL, Xanthomix 20 WP, Sasa 25 WP, ...
- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng thuốc ví dụ như: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...
- Rầy các loại:Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ rầy (Ví dụ: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, Hichespro 500WP, Excel Basa 50EC, Nibas 50EC...). Đối với lúa ở giai đoạn ngậm sữa đến chắc xanh, khi phun phải rẽ băng rộng từ 0,6 - 0,8 mét; phun kỹ vào gốc lúa.
* Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng khác như: Bệnh đen lép hạt, bệnh sinh lý (Vàng lá), chuột hại, ...
Lưu ý: Đối với diện tích đã chín đỏ đuôi không tiến hành phun phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo an toàn cho nông sản.
2.2, Trên ngô hè: Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
2.3, Trên chè:
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...
- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin 100SL,....
- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Agri-one 1SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Benknock 1EC, SK Enspray 99EC, Comite(R) 73EC, Daisy 57EC, Alfamite 15EC, Sokupi 0.36SL, Rufast 3EC,…
2.4, Trên cây lâm nghiệp:
- Bệnh chết héo cây keo:Tăng cường điều tra, phát hiện các diện tích keo bị nhiễm bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc hướng dẫn phòng trừ đối với bệnh chết héo trên cây keo, trước mắt tạm thời sử dụng một số loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl-M (ví dụ Ridomil Gold 68WG), Fosetyl-aluminium (ví dụ Aliette 800WG), Propiconazole (ví dụ Tilt super 300EC), Chlorothalonil (ví dụ Daconil 75WP, Binhconil 75WP) pha ở nồng độ 0,1% để phun phòng trừ.
Tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn phòng trừ kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp./.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận: - TT huyện ủy, UBND huyện (b/c); - Chi cục BVTV Phú thọ (b/c); - Ban chỉ đạo SX NN (các thành viên); - VP huyện ủy, VP UBND huyện; - Phòng NN & PTNT, Trạm KN, Trạm TY, Đài TT; - Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN; - 33 xã, Thị trấn; - Lưu. | TRẠM TRƯỞNG Cao Văn Tài |