I. TÌNH HÌNH SÂU
BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2016:
1. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Xuất hiện
trên trà mùa sớm và mùa trung tại hầu hết các phường, xã; Tổng diện tích nhiễm 482,4
ha; trong đó nhiễm nhẹ 128,2 ha, nhiễm
trung bình 204,8 ha, nhiễm nặng 149,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 350 ha. Đến
nay, toàn bộ diện tích nhiễm đến ngưỡng đã được phòng trừ đảm bảo an toàn.
- Sâu
đục thân 2 chấm: Xuất hiện tại các phường, xã Sông Lô, Phượng Lâu, Thụy Vân,
Minh Nông, Kim Đức, Hùng Lô, Dữu Lâu,...; Tổng diện tích nhiễm 395,1 ha; trong
đó nhiễm nhẹ 144,7 ha, nhiễm trung bình 151,6 ha, nhiễm nặng 98,6 ha. Diện tích
đã phòng trừ 250 ha.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Xuất hiện trên các trà lúa mùa sớm,
trung tại các phường, xã Thụy Vân, Sông Lô, Phượng Lâu, Hùng Lô, …; Tổng
diện tích nhiễm 206 ha; trong đó nhiễm nhẹ
97,3 ha, nhiễm trung bình 91,7 ha, nhiễm nặng 17 ha. Diện tích đã
phòng trừ 123,2 ha.
- Bệnh
khô vằn: Xuất hiện rải rác trên các trà lúa tại hầu hết các phường, xã. Tổng diện tích
nhiễm 121,7 ha; trong đó nhiễm nhẹ
58,8ha, nhiễm trung bình 141,2 ha, nhiễm nặng 21,6ha. Diện tích đã phòng
trừ 224,1 ha.
- Chuột: Gây hại cục bộ; Tổng diện tích nhiễm 74,7
ha; trong đó nhiễm nhẹ 43,9 ha, nhiễm
trung bình 30,8 ha.
- Ngoài ra: Rầy các loại, châu chấu, bọ xít,... xuất hiện rải rác.
2. Trên ngô hè thu: Sâu ăn lá, châu chấu nhiễm nhẹ.
Chuột nhiễm cục bộ.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2016:
1. Trên lúa:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa
bão, giông lốc, bệnh tiếp tục phát triển, lây lan nhanh và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến
trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, trên các giống
nhiễm, nhất là các diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các phường, xã cần lưu ý:
Thụy Vân, Minh Nông, Sông Lô, Dữu Lâu, Hùng Lô, Phượng Lâu,...
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục
phát triển lây lan nhanh, gây hại bộ lá đòng trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm.
- Rầy các loại: Tiếp tục tích
lũy mật độ gây hại trên các trà lúa, mức độ
hại nhẹ đến trung bình.
- Ngoài ra: Chuột gây hại cục
bộ. Sâu đục thân, châu chấu, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, nhện gié, ... gây
hại nhẹ.
2. Trên ngô hè thu: Sâu ăn lá, châu chấu, chuột gây hại cục bộ.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM). Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ
sâu bệnh vượt ngưỡng.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, tuyệt đối
không bón phân hóa học, không phun thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón qua
lá. Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã được đăng ký trong
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ (Ví dụ: Starwiner
20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Novaba 68WP,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên
vỏ bao bì. Nếu ruộng bị nặng
phải phun kép 2 lần cách nhau 4 - 5 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên
phiến lá.
-
Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành
phòng trừ bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil
50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, ...).
- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ
và phòng trừ kịp thời các đối tượng rầy các loại, bọ xít dài,...; Tích cực diệt chuột bằng các biện
pháp tổng hợp.
2. Trên ngô hè thu: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ
phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng
các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt
Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên ngô./.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);
- UBND TP (B/c);
- Phòng Kinh tế, HND, ĐTT;
- UBND phường, xã;
- Lưu Trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Thị Lan Phương
|