THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh tháng 6
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 7/2015
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 6/2015:
1. Trên mạ mùa sớm, mùa trung:
Bướm sâu đục thân 2 chấm di chuyển và đẻ trứng trên mạ mùa sớm, mùa trung, sâu non gây dảnh héo rải rác; Sâu cuốn lá, rầy các loại gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.
2. Trên lúa:
- Bệnh sinh lý: Xuất hiện và gây hại trên các trà lúa giai đoạn hồi xanh- đẻ nhánh, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 25,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ 22,9 ha, nhiễm trung bình 2,8 ha.
- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ trên các trà lúa. Diện tích nhiễm 11,3 ha chủ yếu nhiễm nhẹ; Diện tích đã phòng trừ 11,3 ha.
- Sâu đục thân: Sâu non gây hại nhẹ trên trà lúa mùa sớm; Diện tích nhiễm 13 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.
Ngoài ra: Sâu cuốn lá, rầy các loại gây hại rải rác.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 7/2015:
Trong tháng 7 sâu, bệnh tiếp tục di chuyển từ các cây ký chủ phụ (lúa chét, cỏ dại) sang gây hại trên mạ và lúa mùa, tập trung một số đối tượng sau:
1. Trên lúa mùa:
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt.
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Chuột: Gây hại trên lúa mùa sớm khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ.
- Các đối tượng: Sâu đục thân, rầy các loại gây hại nhẹ.
2. Trên ngô hè thu:
Sâu xám, sâu ăn lá, châu chấu, sâu đục thân gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa: Chăm sóc, bón phân thúc đẻ sớm kết hợp làm cỏ sục bùn tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh và phòng trừ kịp thời những đối tượng đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu, cụ thể:
- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp bắt ốc thủ công, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Đối với những diện tích có mật độ ốc trên 3 con/m2 trở lên sử dụng một trong các loại thuốc như: Clodansuper 700WP, StarPumper 800WP, Pazol 700WP, ... Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Lưu ý khi phun thuốc cần giữ mực nước từ 3 - 5 cm để tăng hiệu lực của thuốc.
- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc lúa đẻ sớm, kết hợp làm cỏ sục bùn để cung cấp ôxi giúp cho bộ rễ lúa phát triển, đồng thời giải phóng các độc tố trong đất; Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Kansui 21.2 WP, Antracol 70WP,... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu trên 50 con/m2 (1 khóm có 1 con) sử dụng thuốc Clever 300WG, Dylan10WG, Rigell 800WG, Victory 585EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu đục thân, rầy các loại. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp; Hạn chế phun thuốc hoá học đầu vụ để bảo vệ thiên địch.
2. Trên ngô hè thu:
Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì có trong danh mục
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);
- TTTU, HĐND, UBND TP (B/c);
- Phòng Kinh tế;
- HND, PN, TN, ĐTT;
- UBND xã, phường,;
- Lưu Trạm.
|
PHÓ TRẠM TRƯỞNG
PHỤ TRÁCH TRẠM
Nguyễn Thị Lan Phương
Các thông báo sâu bệnh khác
|