Thông báo sâu bệnh tháng 6 dự báo sâu bệnh tháng 7 và biện pháp phòng trừ
Thanh Sơn - Tháng 7/2011

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO

  TÌNH HÌNH SÂU BỆNH ĐẦU THÁNG 7 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TRONG THỜI GIAN TỚI

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT,CÂY TRỒNG, SÂU BỆNH HẠI ĐẦUTHÁNG 7 :

1. Thời tiết:

          Trong tháng nhiệt độ cao xen kẽ mưa dào. Nhiệt độ trung bình 26  -270C, cao 33 - 360C, thấp 23- 250C. Thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

2. Cây trồng:

- Mạ mùa: gieo - 2,5 lá

- Lúa mùa trà 1: Hồi xanh- bắt đầu đẻ nhánh

-Lúa mùa trà 2: Mới cấy

- Ngô hè thu: gieo – 1 lá

- Chè kinh doanh: Phát triển búp.

- Cây lâm nghiệp:  Phát triển thân cành.

3. Tình hình sâu bệnh:

a, Trên lúa trà 1:

     - Ốc bươu vàng: Hại nhẹ - trung bình. Mật độ trung bình 1-3 con/m2, cao 5-6 con/m2, cục bộ 13 con/m2. Tổng diện tích nhiễm 454,77 ha; trong đó diện tích nhiễm nhẹ 175,41 ha; nhiễm trung bình 162,70 ha; nhiễm nặng 116,5 ha. Diện tích đã được phòng trừ 304,7 ha.

     - Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ, mật độ trung bình 6-21 con/m2, cao 42 -48 con/m2, cá biệt 80 con/m2(ở các xã Thạch khoán, Võ miếu, Sơn hùng) phát dục chủ yếu tuổi 3,4 tập trung trên các diện tích lúa cấy sớm đang giai đoạn hồi xanh - bắt đầu đẻ nhánh.Tổng diện tích nhiễm 36,7 ha.

     - Bệnh sinh lý: Gây hại nhẹ trên diện tích lúa mới cấy trà 1 tỷ lệ dảnh hại từ 3-5%, cao từ 8- 10%. Nguyên nhân do áp lực thời vụ làm đất không kỹ, ruộng dộc chua. dạ chưa phân huỷ gây ngộ độc làm cho bộ rễ đen, cây lúa phát triển kém.

     - Ngoài Ra: Chuột, Rầy các loại, châu chấu hại nhẹ .

b, Trên ngô hè thu: 

          Sâu xám, Bệnh sinh lý hại nhẹ cục bộ ngô gieo trên đất bãi.

c, Trên cây chè:

     - Bọ cánh tơ gây hại nhẹ - trung bình. Tổng diện tích nhiễm 1292,9 ha; Trong đó diện tích nhiễm nhẹ 546,9 ha; diện tích nhiễm trung bình 746 ha. Diện tích đã được phòng trừ 945,1 ha

     - Rầy xanh gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 373 ha, diện tích phòng trừ 63,7 ha.

     - Bọ xít muỗi gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 199,1 ha

     - Bệnh thối búp, Khô cành gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 145,9 ha

d, Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn mới trồng.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa :

    - Sâu cuốn lá:  Tiếp tục gây hại trên lúa trà 1, trà 2  giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ rộ mức độ nhẹ, cục bộ ổ trung bình.

  - Ốc bươu vàng liên tục gối lứa đẻ trứng và gây hại. Mật độ ra tăng gây hại trên lúa mới cấy đến hồi xanh đẻ nhánh. ốc cắn ngang thân cây làm mất khoảng. Đặc biệt trên những ruộng trũng và trên lúa gieo thẳng, lúa cấy mạ non có thể phải gieo cấy lại nếu bị hại nặng. 

- Bệnh sinh lý: gây hại nhẹ - trung bình trên các chân ruộng chua, lầy thụt, các diện tích bón phân chuồng chưa hoai mục, cấy sâu tay, làm đất không kỹ dạ chưa hoai mục. Dự kiến diện tích bị hại 500ha.

 Ngoài ra: Rầy các loại, châu chấu. Bọ trĩ gây hại nhẹ, Bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại rải rác.

2. Trên ngô hè thu:

          Bệnh sinh lý, sâu ăn lá, Châu chấu gây hại nhẹ.

3. Trên cây chè:

          Rầy xanh, bọ cánh tơ gây hại nhẹ - trung bình; Bọ xít muỗi gây hại nhẹ. Nhện đỏ hại nhẹ rải rác.

4. Cây lâm nghiệp:

          Sâu ăn lá hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn 1-3 tuổi. Bệnh đốm lá hại nhẹ trên cây bạch đàn

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

          Do điều kiện sản xuất giữa vụ mùa và vụ chiêm xuân ngắn. nguồn sâu bệnh di chuyển từ vụ chiêm xuân sang gây hại trên lúa mùa ngay từ đầu vụ. Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Trạm bảo vệ thực vật đề nghị:

UBND các xã, thị trấn chỉ đạo khuyến nông cơ sở tăng cường công tác kiểm tra thăm đồng phát hiện sớm các ổ sâu bệnh, chủ động đề xuất các biện pháp phòng trừ các đối tượng theo hướng dẫn kỹ thuật sau.  

!.Trên lúa:

+ Ốc bươu vàng:

-Biện pháp thủ công: Thu gom trứng, bắt ốc tiêu diệt. Sử dụng các bẫy như lá đu đủ, lá chuối, lá khoai lang, xỏ mít…. đặt theo hàng trong ruộng, ấn xuống nước để ốc bám vào sau đó theo bẫy thu gom ốc và tiêu diệt.

- Biện pháp hoá học: Khi mật độ ốc trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại dùng các loại thuốc hoá học: Clodansuper 700 WP, Pazol 700WP, … Pha mỗi gói 10g thuốc/ 1 bình 10-12 lít nước hoặc Mosade 700WP pha một gói 18g thuốc/ 1 bình 16 lít nước. Phun vào buổi sáng sớm và chiều mát. Chú ý giữ mực nước 2-3cm trên ruộng trong 3-4 ngày sau phun để nâng cao hiệu quả của thuốc.

          + Sâu cuốn lá nhỏ:

          - Khi ruộng lúa có mật độ trên 50 con/m2, sử dụng  một trong các loại thuốc sau:  Finico 800WG, Rigell 800WG, Regent 800WG... kết hợp với Bectox 5EC, Fas tas 5EC. để nâng cao hiệu lực của thuốc. Chú ý pha thuốc và phun theo hướng đúng hướng dẫn đã ghi trên bao bì.

+ Bệnh sinh lý:

Tập trung chăm sóc, bón thúc phân NPK 12.5.12.14 cho lúa kết hợp làm cỏ sục bùn hạn chế bệnh phát triển để cây lúa sinh trưởng, đẻ nhánh sớm. Đối với ruộng đã bị bệnh phải sục bùn ngay để giải phóng độc tố trong đất kết hợp phun phân qua lá XO, Đầu trâu, Pomior…… Nơi chủ động tưới tiêu có thể tháo cạn phơi ruộng 1-2 ngày rồi đưa nước vào ruộng.

          + Ngoài ra tích cực phòng trừ chuột ngay từ đầu vụ bằng các biện pháp thủ công, hoá học để hạn chế chuột sinh sản gây hại trong cả vụ mùa và vụ đông.

2. Trên cây chè:

          Thường xuyên theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại. Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

3. Cây lâm nghiệp:

          Kiểm tra, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại, chú ý bệnh héo ngọn, khô cành, rừng keo trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, phun phòng trừ diện tích keo chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc đặc hiệu. 

Nơi nhận:              

- Chi cục BVTV (b/c),

- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),

- Các phòng ban liên quan (p/h),

- Ban chỉ đạo sản xuất huyện,

- UBND 23 xã, TT,

- Đài truyền thanh huyện,

- Lưu vt.                                                        

Trạm trưởng

Nguyễn Thị Hải

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...