CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV PHÚ THỌ
Số: 25/TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú thọ, ngày 3 tháng 7 năm 2009
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 6
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 7/2009
I/ TÌNH HÌNH CHUNG THÁNG 6/2009
1. Thời tiết:
Trong tháng có 2 đợt nắng nóng gay gắt kéo dài. Nhiệt độ trung bình 30-320C, cao 36-380C, thấp 24- 260C. Nhiệt độ cao, nắng nóng đã ảnh hưởng trực tiếp đến lúa mới cấy và tình hình sản xuất.
2. Cây trồng:
- Cây lúa: lúa mùa sớm từ gieo, cấy - hồi xanh - đẻ nhánh. Lúa mùa trung từ gieo, cấy - bén rễ - hồi xanh.
- Cây rau: phát triển thân lá – thu hoạch.
3. Tình hình sâu bệnh, chuột hại:
- Cây lúa: trong tháng 6, các đối tượng sâu bệnh di chuyển từ vụ xuân gây hại vụ mùa. Các đối tượng chính là: chuột, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng, châu chấu, sâu đục thân, rầy các loại. Tuy mức độ hại nhẹ, rải rác song đây là nguồn sâu rất quan trọng phát triển gây hại vụ mùa.
- Cây rau: sâu xanh, bọ nhảy gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Ngoài ra bệnh khô đầu lá hành, sâu đục quả đỗ, mướp đắng hại rải rác.
4. Công tác BVTV:
Trong tháng 6, công tác BVTV tập trung thực hiện một số công việc là:
+ Điều tra theo dõi sâu bệnh chuyển vụ và điều tra dự tính dự báo sâu bệnh tháng.
+ Xây dựng báo cáo sơ kết công tác BVTV vụ chiêm xuân, triển khai phương án BVTV vụ mùa.
+ Xây dựng và triển khai mô hình trình diễn SRI xã Hà thạch với diện tích 7,5 ha.
+ Các địa phương: tập trung chỉ đạo gieo cấy, chăm sóc mạ, lúa mùa, thường xuyên kiểm tra sâu bệnh đồng ruộng.
+ Một số tồn tại:
- Công tác chỉ đạo gieo cấy và chăm sóc lúa đầu vụ nhiều nơi chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như cấy mạ già, bón thúc đẻ chậm, mật độ gieo thẳng quá dầy, dặm tỉa, chăm sóc chậm…một số bà con nông dân phun thuốc trừ sâu khi sâu bệnh chưa tới ngưỡng gây lãng phí và ảnh hưởng thiên địch đầu vụ.
- Tổ khuyến nông các xã, phường báo cáo BVTV tháng chậm, chất lượng báo cáo chưa tốt. Hà lộc thiếu báo cáo sâu bệnh tháng 6.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 7/2009
1. Cây lúa:
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Bướm lứa 5 nở rộ từ 15 – 20/7, sâu non nở rộ từ 22/7 đến cuối tháng và gây hại ở mức trung bình, cục bộ nặng trên trà sớm, hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên trà trung. Trên trà sớm mật độ phổ biến 12 - 15c/m2, cao 30 - 40c/m2, cục bộ ruộng trên 80c/m2. Trà trung mật độ phổ biến 3 – 5c/m2, cao 10 – 15c/m2, cục bộ trên 40 c/m2.
+ Ốc bươu vàng: tiếp tục phát sinh gây hại lúa giai đoạn bén rễ hồi xanh và trên lúa gieo thẳng. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng trên chân ruộng trũng nước, ruộng đầu nguồn kênh mương dẫn nước.
+ Bệnh sinh lý: phát sinh gây hại trên ruộng dộc chua, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng làm đất dối cấy ép. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng. Trong điều kiện nhiệt độ cao, nắng nóng bệnh gia tăng gây hại mạnh.
+ Bệnh khô vằn: trên trà sớm bệnh phát sinh khoảng giữa tháng 7 (15 – 20/7) phát triển lây lan gây hại từ cuối tháng 7 trở đi. Chú ý ruộng cấy dày, bón nhiều đạm mất cân đối. Trên trà trung bệnh phát sinh từ cuối tháng và gây hại nhẹ trên ruộng xanh tốt.
+ Chuột: chuột di chuyển từ đồi, rừng, khu dân cư, khu nghĩa trang, bờ mương, đường lớn về đồng ruộng và gây hại lúa đẻ nhánh. Chuột có khả năng gây hại trên diện rộng, mức độ tăng hơn cùng kỳ năm trước. Cần đặc biệt chú ý những chân ruộng chuột phá quen thuộc các năm trước.
+ Ngoài ra: sâu đục thân, cào cào châu chấu, rầy các loại gây hại rải rác.
2. Cây rau:
Chú ý sâu xanh, bọ nhảy hại rau cải, rau củ hè thu. Mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Các loại rau khác (hành, mồng tơi, rau muống…) sâu bệnh hại nhẹ rải rác.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP
1. Tập trung chăm sóc, dặm tỉa, bón phân thúc đẻ sớm. Chú ý bón đầy đủ, cân đối các loại phân và giữ nước nông thường xuyên trong 20 – 25 ngày đầu sau cấy.
2. Sâu cuốn lá nhỏ: thăm đồng thường xuyên, xác định mật độ sâu non và phòng trừ kịp thời những diện tích mật độ sâu từ trên 40c/m2 (1con/khóm). Chú ý trà lúa sớm, ruộng lúa xanh tốt.
- Thời gian phòng trừ dự kiến từ 21- 25/7.
- Thuốc sử dụng: Pha hỗn hợp thuốc: Regent, Regell, Finico, Aremec với 1 trong các loại thuốc như Cyperkill, Sherpa, Shertox, Ofatox, Decis, Cymerin, Fastac, Bestox.
3. Ốc bươu vàng: bắt ốc, thu gom ốc và ổ trứng để tiêu diệt. Sử dụng thuốc Clodan Super phun khi mật độ ốc trên 3 c/m2. Chú ý khi phun ruộng phải có nước 3 – 5 cm.
4. Bệnh sinh lý: để mực nước nông bón phân chuồng hoai mục, bón vôi kết hợp làm cỏ sục bùn. Ruộng bị nặng kết hợp phun thuốc Antracol và phân bón lá.
5. Bệnh khô vằn: kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm bệnh. Khi ruộng có tỷ lệ dảnh bị bệnh từ 20% trở lên sử dụng thuốc Lervil, Tilvil, Valydacin, Anvil, Vida phun kỹ phần thân gốc lúa.
6. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp tổng hợp. Ngoài ra cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu đục thân, rầy các loại để chỉ đạo phòng trừ kịp thời ổ dịch.
* Chú ý: Chỉ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên diện tích đến ngưỡng. Không phòng trừ tràn lan để bảo vệ nguồn thiên địch đầu vụ. Khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.
* Đề nghị tổ khuyến nông các xã, các HTX nông nghiệp thực hiện kiểm tra, thăm đồng 5 ngày/lần. Tổ chức tập huấn cho nông dân biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM. Định kỳ báo cáo tình hình sản xuất sâu bệnh 10 ngày/lần vào các ngày 10, 20, 30 hàng tháng và báo cáo đột xuất về trạm BVTV theo số điện thoại: 0986949552 hoặc 0988919204.
Nơi nhận:
- LĐThị uỷ, UBND thị (b/c);
- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);
- Các cơ quan đoàn thể liên quan;
- UBND các xã, phường;
- Các HTX nông nghiệp;
- Lưu.
|
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ
TRẠM TRƯỞNG
Dương Thư
|