I.
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2020
1. Lúa xuân muộn: Làm
đòng - Trỗ:
- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại
nhẹ. Diện tích nhiễm 45,1 ha (nhiễm nhẹ).
- Bệnh vàng lá: Gây hại
nhẹ trên diện rộng, cục bộ hại trung bình. Diện tích nhiễm: 192,4 ha, trong đó
nhiễm nhẹ 154,1 ha, nhiễm trung bình 38,3 ha. Diện tích phòng trừ 38,3 ha.
- Chuột gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 46,6 ha
(nhiễm nhẹ).
- Chuột, bệnh khô vằn, rầy các loại... hại nhẹ rải rác.
2. Trên chè:
- Bọ
xít muỗi hại nhẹ, diện tích nhiễm 316,1 ha.
- Rầy xanh hại nhẹ, diện tích nhiễm 129,5 ha.
- Bọ
cánh tơ hại nhẹ, diện tích nhiễm 116 ha.
- Bệnh đốm nâu, đốm xám... gây hại rải rác.
3. Trên cây ngô:
Sâu keo mùa thu hại nhẹ, diện tích nhiễm 7,5 ha.
4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi sâu ăn
lá, bệnh khô lá hại rải rác trên cây keo, bồ đề; Sâu ong ăn lá mỡ có thể phát
sinh gây hại.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2020
1. Trên lúa xuân muộn:
- Bệnh
khô vằn: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên nhưỡng ruộng rậm rạp, bón
phân không cân đối, bón thừa đạm.
-
Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy mật độ, trong điều kiện nắng mưa xen kẽ rất
thuận lợi cho rầy phát triển gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung
bình, cục bộ nặng.
- Ngoài ra: Bọ xít dài, chuột,... gây
hại rải rác.
. 2. Trên cây chè: Rầy
xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, ... gây hại nhẹ đến trung bình. Bệnh
đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ rải rác.
3. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu, sâu đục bắp hại nhẹ đến trung bình, đốm lá hại rải
rác.
4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô lá hại rải rác trên cây keo, bồ đề;
Sâu ong ăn lá mỡ có thể phát sinh gây hại.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:
1. Trên lúa xuân muộn:
- Rầy các loại:
+
Khi
ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần
tiến hành phòng trừ bằng thuốc trừ rầy (ví dụ: Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600
EC, Superista 25 EC, Nibas 50 EC, ...).
+
Đối với lúa giai đoạn chín sáp thì sử dụng một số loại thuốc ví dụ như:
Hichespro 500WP, Chess 50WG, Nibass 50EC... phải rẽ băng từ 0,8 - 1m, phun kỹ
vào gốc lúa.
+
Đối với giai đoạn chín sáp - chín nếu phát hiện nhiễm rầy vượt ngưỡng thì không
phun thuốc mà có thể thu hoạch sớm với phương châm “ xanh nhà hơn già đồng” để
tránh lãng phí và đảm bảo an toàn thực
phẩm.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh
hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ:
Chevin 5SC, Saizole 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL,
Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Tổ
chức diệt chuột tập trung bằng bả sinh học, thuốc hóa học có trong danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Ranpart 2%D, Rat - kill 2%DP,
...
- Các
đối tượng khác: Theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ các đối tượng khác theo
thông báo, hướng dẫn của trạm TT&BVTV.
2. Trên chè: Phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt
ngưỡng:
- Rầy xanh: Chỉ phòng trừ
ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc
có trong Danh mục đăng ký trừ rầy xanh trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc
nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Buprofezin, Isoprocarb, (Ví dụ
như: Actara 25WG, Trebon 10EC, Applaud 10WP,..),...
pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Bọ xít muỗi: Chỉ phòng
trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại
thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè. Có thể sử dụng các
thuốc thuộc nhóm hoạt chất Etofenprox,
Emamectin benzoate, (Ví dụ như: Trebon 10EC, Dylan 2 EC...),... pha và
phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Bọ cánh tơ: Chỉ phòng
trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại
thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè. Có thể sử dụng các
thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Bacillus
thuringiensis, (Ví dụ như: Dylan 2EC, Actatoc
200WP, Reasgant 1.8EC,...),... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao
bì.
- Nhện đỏ: Chỉ phòng trừ
ở những nương chè có tỷ lệ lá hại trên 30%; sử dụng một trong các loại thuốc có
trong danh mục đăng ký trừ nhện đỏ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc
nhóm hoạt chất Abamectin, (Ví dụ như: Dylan 2EC,
Reasgant 1.8EC,...),... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
3. Trên
ngô xuân: Phòng
chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, như:
- Biện pháp thủ công: Ngắt tiêu diệt
ổ trứng, bắt giết trưởng thành.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt
diệt trưởng thành;
- Biện pháp hoá học:
Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2
trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis,
Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC;
Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG,
Emagold 160SC,...); Indoxacarb (ví dụ như: Clever 300WG, 150SC; Millerusa
400SC, Indogold 150SC...). Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng trong phòng
trừ. Phun khi sâu tuổi 1-3, trong trường hợp mật độ sâu cao thì phun 2 lần cách
nhau từ 3 đến 5 ngày, phun bằng động cơ điện, máy động cơ với mắt mèo chụp,
phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất là phun vào buổi
chiều tối. Nếu sâu tuổi lớn thì có thể hỗn hợp 2 loại thuốc có hoạt chất nêu
trên như: hoạt chất (Indoxacarb + Emamectin benzoate) để phòng trừ./.
4. Trên
cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên
cây keo, bồ đề, mỡ.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Khi
sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc để đúng nơi quy định./.
Nơi
nhận:
- Chi cục TT&BVTV (b/c);
- TT HĐND - UBND huyện (b/c);
- Lãnh đạo huyện (Ô. Bắc) (b/c);
- Phòng NN&PNT
và các phòng ban liên
quan;
- UBND các xã;
- Lưu: Trạm.
|
KT.TRẠM
TRƯỞNG
PHÓ TRẠM
TRƯỞNG
Phùng Xuân
Dũng
|