Thông báo sâu bệnh tháng 4, dự báo sâu bẹnh tháng 5
Tam Nông - Tháng 5/2010

(Từ ngày 01/05/2010 đến ngày 31/05/2010)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

Trạm BVTV Tam Nông


Số: 05/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tam Nông, ngày 08 tháng 5 năm 2010

THÔNG BÁO SÂU BỆNH THÁNG 04, DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 5/2010

I.TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI, THỜI TIẾT TRONG THÁNG 4/2010

1.Thời tiết:

Trong tháng, ban ngày trời nắng nhẹ. Đêm nhiều sương, có mưa rải rác. Nhiệt độ trung bình 250C, cao 340c, thấp 210c.Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng:

- Lúa xuân muộn: Đứng cái- làm đòng.

- Đậu tương: Phân cành- ra hoa.

- Ngô: xoáy nõn- trỗ- chín sáp.

- Cây rau: Phát triển thân lá, thu hoạch.

3. Tình hình sâu bệnh:

a. Cây lúa:

- Bệnh khô vằn: Bệnh lây lan nhanh với tỷ lệ dảnh hại trung bình 5-8%.cục bộ 38%. Diện tích nhiễm nhẹ là 247,7 ha, nhiễm trung bình là 133 ha.

- Bệnh đạo ôn: Gây hại nhẹ đến trung bình, tỷ lệ hại trung bình 1-3%, cục bộ 12%.

- Chuột gây hại nhẹ.

- Rầy các loại: Mật độ trung bình 200- 300 con/m2, cao 500 con/m2, cục bộ 810 con/m2.

- Sâu đục thân cú mèo, bọ xít dài gây hại rải rác,

b. Cây đậu tương:

- Sâu cuốn lá hại nhẹ- trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu đục quả, sâu ăn lá gây hại rải rác.

c. Cây ngô:

 - Rệp cờ gây hại nhẹ- trung bình. Sâu đục bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại rải rác.

- Bệnh Virut lùn sọc đen: Đã xuất hiện một số cây có biểu hiện triệu chứng của bệnh lùn sọc đen với diện tích khoảng 0,2 ha trên tổng số 5 ha ( Xã Tề Lễ).

d. Trên cây rau:

Sâu xanh, rệp, bọ nhảy gây hại nhẹ

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2010

1. Trên lúa :

- Rầy các loại (Rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng): Rầy tiếp tục tích luỹ, đẻ trứng gia tăng mật độ, mức độ gây hại nhẹ- trung bình, cục bộ hại nặng trên chân vàn trũng.

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển và gây hại ở mức trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng bón nhiều đạm, ruộng bị hạn.

- Chuột gây hại nhẹ đến trung bình trên các ruộng ven làng, gò, đồi, ruộng bị hạn.

- Ngoài ra bọ xít dài , sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá… gây hại nhẹ.

2. Cây đậu tương:

- Sâu đục quả: Sâu tiếp tục phát triển và gây hại trên diện tích đậu tương trồng muộn giai đoạn quả non, mức độ hại nhẹ- trung bình, cục bọ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời.

- Ngoài ra: Các đối tượng sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp, ruồi đục thân, bệnh sương mai gây hại nhẹ.

3. Trên cây ngô:

- Bệnh virut lùn sọc đen: Bệnh tiếp tục lây lan phát triển. Đây là bệnh rất nguy hiểm do khả năng lây lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn và hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ.

- Ngoài ra: Các đối tượng bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, rệp, chuột hại nhẹ- trung bình. Sâu ăn lá, sâu đục thân đục bắp hại nhẹ.

4. Trên cây rau:

- Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy haị nhẹ đến trung bình,

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ.

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Khi mật độ rầy trên 1500 con/m2 sử dụng các loại thuốc Penalty 40WP, Conphai 700 WG, Amira 25 WG, Actara 25 WP…để phòng trừ, lưu ý pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Trên các khu ruộng đã xuất hiện cây lúa có biểu hiện triệu chứng bệnh lùn sọc đen nếu có rầy thì phải phun phòng trừ rầy ngay mặc dù mật độ rầy còn thấp.

- Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Validacin5SL, Jinggang meisu 3Sl…Phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

- Chuột hại: Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp, nên diệt chuột tập trung bằng thuốc diệt chuột sinh học Rat-K 2%D.

2. Trên cây đậu tương:

- Sâu đục quả: Nên phun phòng trừ cho tất cả diện tích đậu tương khi vào giai đoạn ra hoa, đậu quả; Sử dụng các loại thuốc như Kuraba 1.8EC, Regent 800 WG, Tasodant 600EC, Finico 800 WG…để phòng trừ. Phun các loại thuốc trên sẽ diệt trừ luôn sâu cuốn lá, bọ xít…gây hại.

3. Trên cây ngô:

- Bệnh virut lùn sọc đen: Tiếp tục theo dõi diện tích ngô gieo từ 25/2 đến đầu tháng 3, nếu phát hiện ngô có triệu chứng bệnh lùn sọc đen cần sử lý kịp thời. Đối với diện tích ngô tại xã Tề Lễ đã phát hiện những cây ngô có triệu chứng nhiễm bệnh lùn sọc đen cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu trừ rầy ngay trên toàn bộ diện tích đã nêu trên. Sau 2-3 ngày chỉ đạo nhổ toàn bộ cây ngô có biểu hiện triệu chứng bệnh tập trung lại và tiêu huỷ.

4. Trên rau: Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục quy định dùng cho cây rau. Chú ý, đảm bảo thời gian cách ly.

Nơi nhận:                                                       

- Chi cục BVTV(b/c);

- TT HU- TTUBND huyện;

- Phòng NN&PTNT huyện;

- Thành viên ban chỉ đạo sản xuất;

- Các ban ngành liên quan;

- UBND xã, thị trấn;

- Lưu.                                          

Trưởng Trạm

 Phùng Anh Giang

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...