CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TÂN SƠN
Số: 05/TB-BVTV
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Tân Sơn, ngày 11 tháng 4 năm 2010
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 3
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 4/2010
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2010.
1. Thời tiết:
Đầu tháng, đêm và sáng có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng ấm. Giữa và cuối tháng trời nhiều mây, có mưa rào rải rác, đêm và sáng trời lạnh. Nhiệt độ trung bình 21 - 230C, cao 27 - 290C, thấp 15 - 170C. Cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường.
2. Cây trồng:
- Lúa xuân muộn: Hồi xanh, đẻ nhánh.
- Đỗ tương: Gieo- 4 lá
- Chè: Phát triểm búp.
3. Tình hình sinh vật gây hại:
a. Trên lúa:
- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ trên các ruộng trũng, ruộng ven suối, diện tích nhiễm: 82,3 ha.
- Chuột: Gây hại trên các ruộng ven đồi, gò, ruộng gần khu nghĩa địa, mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm: 86,93 ha.
- Bọ trĩ: Hại nhẹ trên các trà lúa, diện tích nhiễm: 82,3 ha.
- Ruồi đục nõn: Gây hại nhẹ trên các trà lúa, diện tích nhiễm 151,2 ha.
- Ngoài ra: Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh sinh lý và rầy các loại hại rải rác.
b. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi và bọ cánh tơ gây gây hại nhẹ, nhện đỏ và bệnh thối búp hại rải rác.
c. Trên đậu tương:
- Chuột và sâu xám hại nhẹ, diện tích chuột hại là 3,1 ha, diện tích nhiễm sâu xám là 6,2 ha.
- Ngoài ra: Ruồi đục thân, bệnh lở cổ rễ và sâu cuốn lá hại rải rác.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2010:
1. Trên lúa xuân muộn:
- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, độ ẩm không khí cao, bệnh đạo ôn lây lan, phát triển và gây hại diện rộng trên các trà. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy ổ trên các giống lúa nếp, KD 18, Q5,…nhất là các ruộng xanh tốt, bón nhiều đạm. Các xã cần chú ý: Xuân Đài, Văn Luông, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Thạch Kiệt…
- Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại trên tất cả các trà, đặc biệt vào giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không được phòng trừ kịp thời, đặc biệt ở các ruộng ven gò, đồi, ven suối, gần nghĩa địa, ruộng bị hạn.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Hại trên tất cả các trà lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh- đứng cái- làm đòng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, ruộng bón nhiều đạm, bón đạm muộn.
- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ mật độ và gây hại trên tất cả các trà, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ gây cháy ổ trong điều kiện thời tiết rất thuận lợi: Nắng, mưa xen kẽ, trên các chân ruộng vàn trũng, ruộng cháy rầy năm trước. Các xã cần chú ý: Vinh Tiền, Tam Thanh, Thu Ngạc, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Thu Cúc…
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên các chân ruộng dộc chua, ruộng cát xô, ruộng cao hạn, mức độ hại nhẹ đến trung bình.
Ngoài ra: Bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá lúa hại nhẹ, bọ xít dài gây hại cục bộ trên các ruộng trỗ sớm.
2. Trên chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ và bệnh thối búp hại nhẹ đến trung bình.
3. Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá hại trung bình đến nặng, cục bộ rất nặng nếu không được phòng trừ kịp thời, ruồi đục thân, bệnh lở cổ rễ hại nhẹ đến trung bình.
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa xuân muộn:
Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:
- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện bệnh không được bón các loại phân bón và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, sử dụng thuốc Bemsuper 75WP, Beam 75WP, Fuji one 40 WP, New Hinosan 30 EC, Bemsai 262WP,…để phun phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Chuột: Diệt chuột bằng các biện pháp, ưu tiên biện pháp thủ công như bẫy, bắt hoặc dùng các loại bả sinh học thế hệ mới như bả Rat K 2%D để không làm ảnh hưởng tới môi trường và vật nuôi.
- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm) sử dụng một trong các loại thuốc: Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Penalty 40WP, Superista 25EC,…pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con), sử dụng các loại thuốc: Regent 800WG, Rambo 800WG, Aremec 36EC, Rigell 800WG, Regant 800WG, Finico 800WG, Tango 800WP, 50EC,… phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bọ xít dài: Ruộng có mật độ bọ xít trên 6 con/m2, sử dụng các loại thuốc Pertox 5EC, Fastac 5EC, Bestox 5EC,..., pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bảo bì; Chú ý phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun theo đường xoáy chôn ốc từ ngoài vào trong.
- Bệnh virus lùn sọc đen: Cần tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng phát hiện cây lúa bị bệnh cần nhổ vùi ngay, nếu cây lúa chưa phân hóa đòng thì tỉa dặm cây khỏe đảm bảo mật độ đồng thời tích cực chăm sóc và bón phân cân đối NPK. Phun thuốc trừ rầy triệt để tại ruộng đó và những ruộng xung quanh bằng thuốc trừ rầy đặc hiệu. Trường hợp ruộng bị nhiễm bệnh nặng, khó phục hồi được, không còn khả năng cho năng suất phải tiến hành tiêu hủy cả ruộng. Trước khi tiêu hủy phải phun thuốc trừ rầy bằng các loại thuốc tiếp xúc như Bassa 50EC, Trebon 10EC, Bassan 50EC,…
2. Trên chè: Phòng trừ rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi khi mật độ vượt ngưỡng bằng các loại thuốc được phép sử dụng cho cây chè, cần chú ý kiểm tra mật độ thiên địch tránh phun thuốc tràn lan giết chết thiên địch ngay từ đầu vụ.
3. Trên đậu tương:
Tăng cường kiểm tra phát hiện, phun triệt để các đối tượng sâu bệnh hại, cần chú ý các đối tượng:
- Sâu cuốn lá: Khi ruộng có mật độ sâu trên 30 con/m2, sử dụng các loại thuốc: Regent 800WG, Rambo 800WG, Aremec 36EC, Finico 800WG, Tango 800WP, 50EC,… phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh lở cổ rễ: Khi bệnh chớm xuất hiện cần hướng dẫn nông dân nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột trực tiếp vào đất. Dùng một số loại thuốc hóa học: Validacin 5SL, Tilt Super 300ND,…phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Ruồi đục thân: Khi xuất hiện sâu hại sử dụng các loại thuốc hóa học: Luckyler 6EC, 25EC, Soka 24.5EC,..phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì./.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV;
- TT HU, HĐND, UBND huyện;
- Phòng NN&PNT và các phòng ban liên quan;
- Ban chỉ đạo sản xuất NLN huyện;
- UBND, tổ khuyến nông 17 xã;
- Lưu: Trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
|
|
Đinh Thanh Bình
|