chi côc bvtv phó thä
tr¹m bvtv ®oan hïng
-----Số: 04/TBSB-------
|
céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh - Phúc
----------------------------------
Đoan Hùng ngày 30 tháng 3 năm 2009
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 03
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 04/09
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 03/2009:
1. Thời tiết: Trong tháng trời âm u, có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác. Nhiệt độ trung bình 21 - 230C, cao 30 - 320C. Cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi .
2. Cây trồng:
- Lúa xuân chính vụ: Đứng cái.
- Lúa xuân muộn: Đẻ nhánh.
- Ngô xuân: 4 - 6 lá.
- Chè kinh doanh: Phát triển búp.
3. Tình hình sâu bệnh:
a,Trên lúa:
- Bệnh đạo ôn: Xuất hiện rải rác trên các trà, mức độ hại nhẹ,Diện tích nhiễm nhẹ: 35 ha.
- Chuột: Gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 60 ha, trong đó nhiễm nhẹ 55 ha, nhiễm trung bình 5ha.
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên lúa xuân muộn. Diện tích nhiễm 125 ha, trong đó nhiễm nhẹ 108 ha, nhiễm trung bình 10 ha, nhiễm nặng 7 ha.
- Ngoài ra: Bọ trĩ, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại nhẹ rải rác.
b,Trên ngô xuân: Sâu xám, bệnh sinh lý, chuột, bệnh đốm lá hại nhẹ rải rác.
c, Trên cây chè Rầy xanh hại nhẹ đến trung bình, tổng DT nhiễm: 183, nhiễm nhẹ: 156ha, nhiễm trung bình: 27ha. Bọ xít muỗi, Bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ.
d, Trên cây ăn quả: Nhện lông nhung, sâu ăn lá, bọ xít, bệnh thán thư hại nhẹ trên cây nhãn, vải. Trên bưởi bệnh sương mai hại nhẹ trung bình.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2009:
1. Trên lúa:
- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá lây lan, phát triển và gây hại rộng trên các trà. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy ổ trên các giống nếp và Q5. chú ý các ruộng lúa xanh tốt, bón nhiều đạm.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục tích lũy và gây hại trên trà xuân sớm; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên chân vàn trũng. Các xã cần chú ý: Vân đồn, Chân mộng, Quế Lâm, Bằng Luân...
- Bệnh khô vằn: Nguồn bệnh đã xuất hiện, trong thời gian tới có khả năng lây lan gây hại diện rộng trên các trà; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn ...
- Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ven nghĩa trang.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác trên đồng ruộng, bệnh phát sinh và lây lan nhanh sau các trận mưa dông, bão; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít dài gây hại nhẹ.
2. Trên ngô: Châu chấu, sâu ăn lá, chuột, bệnh sinh lý, bệnh đốm lá hại nhẹ đến trung bình
3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu đục thân cành, sâu ăn lá, nhện đỏ, rệp sáp, bệnh loét hại cục bộ trên bưởi. Bệnh thán thư, bệnh sương mai, nhện lông nhung, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
*Châu chấu tre lưng vàng phát sinh và gây hại tre, mai ,luồng; đặc biệt lưu ý các xã Chân Mộng, Minh Phú, Minh Lương... đã bùng phát dịch châu chấu năm 2008.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :
1. Trên lúa:
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:
+ Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị bệnh không được bón các loại phân bón và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, sử dụng thuốc: Tri one 75WP, Bemsuper 75WP, Beam 75 WP, Fuji - one 40 WP, Fu-army 30 WP, One - Over 40 EC... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
+ Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5 SL, Jinggang meisu 3SL, 5WP, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Khi ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1500 con/m2 (30 con/khóm) sử dụng các loại thuốc: Mopride 20WP, Pysone 700WG, Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Penalty 40WP, Superista 25 EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con) sử dụng các loại thuốc: Emaben 3.6WG, Finico 800 WG, Regell 800 WG, 50 SC, Oncol 25 WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
Ngoài ra: Phun trừ các ổ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bọ xít... bằng các loại thuốc đặc hiệu, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
2. Trên ngô: Chăm sóc, theo dõi sâu bệnh thường xuyên, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ.
3. Cây ăn quả: Tiếp tục theo dõi sâu bệnh trên cây ăn quả. Phun phòng trừ bệnh sương mai, nhện lông nhung trên nhãn, vải bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
* Điều tra phát hiện sớm và chỉ đạo phòng trừ khống chế không để châu chấu hại tre ,mai, luồng bùng phát thành dịch. Khi phát hiện các ổ dịch cần sử dụng các loại thuốc hóa học như: Binhfos 50 EC, Pertox 5 EC, Comet 85 WP, ...pha liều lượng, nồng độ theo chỉ dẫn trên bao bì; Sử dụng bình máy phun thuốc, bình phun bơm tay có cần nối dài, phun theo chiều xoáy chôn ốc từ ngoài vào trong.
- Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c).
- UBND huyện (b/c).
- Huyện uỷ(b/c).
- Phòng ban liên quan.
- Đài PTTH.
- UBND các xã-TT.
- Lưu VP.
|
PHỤ TRÁCH TRẠM
Hà Hải Long
|