chi côc bvtv phó thä
tr¹m bvtv ®oan hïng
-----Số: 03/TBSB-------
|
céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh - Phúc
----------------------------------
Đoan Hùng ngày 5 tháng 3 năm 2009
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 02
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 03/2009
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 02/2009:
1. Thời tiết: Đầu tháng trời nắng nhẹ, đêm và sáng nhiều sương, cuối tháng trời mưa phùn rét nhẹ. Nhiệt độ trung bình 23 - 260C, cao 28 - 300C. Cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi.
2. Cây trồng:
- Lúa xuân chính vụ: Đẻ nhánh (4 – 6 dảnh).
- Lúa xuân muộn: Bén rễ - hồi xanh.
- Ngô xuân: gieo – 3 lá.
- Chè kinh doanh: Nảy búp.
3. Tình hình sâu bệnh:
Trong tháng tình hình sâu bệnh phát sinh và gây hại nhẹ trên các đối tượng cây trồng.
a,Trên lúa xuân:
- Ốc bươu vàng hại nhẹ trên diện rộng, tổng diện tích nhiễm: 1.523ha, trong đó nhiễm nhẹ: 1.304ha, nhiễm trung bình: 380ha, nhiễm nặng: 161ha. Cục bộ ổ nặng chân ruộng trũng(Yên Kiện, Chân Mộng, Vân Đồn...). Diện tích đã phòng trừ: 370ha.
- Bệnh sinh lý hại nhẹ đến trung bình, tổng diện tích nhiễm : 362ha, trong đó nhiễm nhẹ: 235ha, nhiễm trung bình: 127ha.
- Ngoài ra: Chuột, bọ trĩ, ruồi đục nõn, rầy các loại hại nhẹ.
B,Trên ngô: Sâu xám, bệnh sinh lý, chuột gây hại nhẹ rải rác.
C, Trên chè: Rày xanh, bọ xít muỗi, bệnh thối búp phát sinh gây hại nhẹ.
d, Trên cây ăn quả: Bệnh sương mai, bệnh chảy gôm hại nhẹ - TB. sâu ăn lá hại nhẹ.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 03/2009:
1. Trên lúa xuân:
- Bênh đạo ôn: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác trên đồng ruộng, thời tiết âm u, mưa phùn, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho đạo ôn lá lây lan và gây hại trên diện rộng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các giống nếp, DT 10, DT13, đặc biệt là ruộng có bộ lá xanh tốt bón thừa đạm.
- Ốc bươu vàng tiếp tục hại trên những ruộng trũng cấy muộn, mức độ hại nhẹ - trung bình, đặc biệt là các xã phía nam của huyện.
- Bọ trĩ, ruồi đục nõn gây hại trên trà xuân muộn giai đoạn lúa bén rễ - hồi xanh, mức độ hại nhẹ, cục bộ ổ nặng.
- Bệnh sinh lý gây hại nhẹ trên những ruộng dộc ven đồi gò, chân đất chua.
- Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, đồi, ven kênh mương, đường lớn, ruộng bị hạn.
- Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại nhẹ rải rác.
2. Trên ngô bãi: Đề phòng sâu xám, bọ hung hại trên ruộng đất cát pha.
3. Cây chè: Bệnh thối búp, phồng lá, rày xanh, bọ xít muỗi hại nhẹ - TB.
4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu ăn lá, rệp sáp, bệnh loét hại cục bộ trên bưởi.. Bệnh thán thư, bệnh sương mai hại trên hoa, quả non, nhện lông nhung, sâu ăn lá hại nhẹ - trung bình.
5. Cây Lâm nghiệp: chú ý châu chấu hại tre luồng, các xã có khả năng phát sinh và gây hại nặng: (Chân Mộng, Minh Phú, Minh Tiến,Vân đồn, Minh Lương, Phúc Lai, Bằng Doãn). Ngoài ra còn có bệnh khô ngọn keo, thối rễ cây con.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :
1. Trên lúa xuân:
- Tập trung chăm sóc lúa, duy trì đủ nước trong ruộng, bón phân cân đối, không bón đạm muộn, kéo dài dẫn đến để lúa đẻ không tập trung, phát sinh nhiều rảnh vô hiệu.
- Tổ khuyến nông cơ sở tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:
+ Bênh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị bệnh: Ngừng bón phân và thuốc kích thích sinh trưởng, giữ đủ nước trong ruộng. Những ruộng có tỷ lá hại > 5% cần dùng các thuốc đặc hiệu như: Tri-one 750WDG, Beam 75WP, Fuji – one 40WP, New hinosan 30EC... phun theo hướng dẫ trên vỏ bao bì.
+ Ốc bươu vàng: Thu bắt ốc non, ốc trưởng thành, trứng trên ruộng, kênh mương đem tiêu huỷ; Trường hợp mật độ ốc cao, sử dụng thuốc hoá học :
HN-Samole; Clodansuper 250 EC... phun theo chỉ dẫn trên bao bì.
+ Bọ trĩ: khi phát hiện mật độ >5000con/m2 dùng các loại thuốc sinh học như: Emaben, Arimectin... phun theo chỉ dẫn trên bao bì.
+ Theo dõi sát đối tượng sâu cuốn lá nhỏ: trưởng thành có khả năng rộ từ 20 – 25/3.
+ Tích cực phòng trừ chuột bằng biện pháp thủ công, đào hang, đánh bẫy, quây rào ni lon, dùng bả chuột sinh học: Miroca, Biorat...
2. Trên ngô: Dùng biện pháp thủ công soi đèn bắt sâu sám vào ban đêm, dùng thuốc hoá học trừ bọ hung hại trên đất bãi.
3. Cây chè: chú ý bệnh thối búp, phồng lá; dùng thuốc: Xanizeb, Ridomil... Trừ rày xanh , bọ xít muỗi ngay từ đầu vụ bằng các loại thuốc đăng ký trên chè.
4. Cây ăn quả: Tiếp tục theo dõi sâu bệnh trên cây ăn quả. Phun phòng trừ bệnh sương mai trên hoa nhãn, vải, bưởi; Bệnh loét sẹo ở cây con, xì mủ chảy gôm ở vườn bưởi lâu năm bằng các thuốc đặc hiệu: Xanizeb, Ridomil... theo hướng dẫn trên bao bì.
5. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn các ổ châu chấu trên các đồi tre, luồng. Khi phát hiện, dùng thuốc: Binhfos 50 EC, Sleccrol 50 EC.
Bệnh héo ngọn, khô cành trong vườn keo trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, đồng thời phun phòng trừ diện tích keo chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc: Xanizeb, Ridomil, Binhconil 75WP.
- Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c).
- UBND huyện (b/c).
- Huyện uỷ(b/c).
- Phòng ban liên quan.
- Đài PTTH.
- UBND các xã-TT.
- Lưu VP.
|
PHỤ TRÁCH TRẠM
Hà Hải Long
|