THÔNG BÁO SÂU BỆNH THÁNG 11. DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 12. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Yên Lập - Tháng 12/2010

(Từ ngày 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010)

I/ Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 11 năm 2010.

1. Thời tiết:

- Trong tháng ít mưa, trời rét nhiệt độ trung bình 20-24˚C, sương mù nhẹ.

2. Cây trồng:      

- Trên cây ngô: Ngô 9-12 lá và trỗ cờ phun râu, ra bắp. 

- Trên cây đỗ tương: Đỗ tương giai đoạn hoa quả- chắc quả.

- Trên cây rau màu: Sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Trên cây chè: Chè đang giai đoạn hái và đốn phớt.

3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 11; Sâu bệnh trong tháng nhẹ cụ thể như sau.

- Trên cây đỗ tương: Có ruồi đục thân, sâu đục quả gây hại nhẹ đến cục bộ hại trung bình, với tỷ lệ hại trung bình1-1,5%, cao 3-6%. Ngoài ra có bệnh gỉ sắt, sâu cuốn lá gây hại nhẹ rải rác.

- Trên cây ngô đông:

+ Rệp cờ gây hại nhẹ với tỷ lệ 2-3%. Cục bộ 10-14%. Diện tích hại 120,5ha, trong đó diện tích trung bình 23,2 ha. Phòng trừ được 61ha.

+ Sâu đục thân hại từ nhẹ đến trung bình với tỷ lệ hại trung bình 3-5%, cao 10-12%. Diện tích hại 162ha, trong đó diện tích trung bình 62ha. Đã phòn trừ được 65ha.

+ Bệnh khô vằn gây hại nhẹ tỷ lệ cây hại trung bình 2-4%, Cao 11-13%. Diện tích hại 100,8ha.

  Ngoài ra có bệnh đốm lá, chuột gây hại nhẹ…

- Trên cây rau màu: Có sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy gây hại nhẹ đến trung bình. Bệnh sương mai, phấn trắng, gỉ sắt gây hại nhẹ.

- Trên cây trồng lâm nghiệp: Sâu ăn lá gây hại nhẹ. Ngoài ra có bệnh khô cành, bệnh phấn trắng gây hại nhẹ.

II/ Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 12/ 2010. Biện pháp phòng trừ:

1. Trên cây ngô đông: - Có rệp cờ, sâu đục bắp gây hại từ nhẹ đến trung bình. với tỷ lệ hại 5-6%, cục bộ >15%. Các xã Đồng Thịnh, Thượng Long, Thị Trấn, Phúc Khánh, Hưng Long,…

* Phòng trừ: Sâu bệnh gây hại khi tới ngưỡng có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 25EC, Bassa 50EC, Ofatox 400EC phun kỹ theo hưỡng dẫn trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ rải rác với tỷ lệ hại 4-6%, nơi cao 12-14%. Các xã sau đây có tỷ lệ hại cao hơn, Thị Trấn Đồng Thịnh, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuan Viên.

* Phòng trừ: Khi bệnh tới ngưỡng cần dùng các loại thuốc: Valydacin 5L, Tilt-Super 300ND, Anvil 5SC, Lervil %SC...phun kỹ.

  Ngoài ra còn có chuột hại, bệnh đốm lá gây hại nhẹ rải rác.

2. Trên cây đỗ tương:

- Sâu đục quả gây hại nhẹ đến cục bộ hại trung bình.

* Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Finico 800WG, Aremec 36EC…

3. Trên cây rau màu:

- Sâu hại: Có sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh gây hại từ nhẹ đến trung bình.

* Phòng trừ: Dùng các loại thuốc có trong danh mục sử dụng cho rau. Ưu tiên các loại thuốc thảo mộc và sinh học. Chú ý hết thời gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm.

Ngoài ra có bệnh thối nhũn, sương mai, đốm vòng gây hại rau cải, bắp cải xu hào. Khi tới ngưỡng phòng trừ cần dùng các loại thuốc như: Daconil 75WP, Lervil 5SC, Lervil 5SC…

4. Trên cây lâm nghiệp: Có sâu ăn lá, bệnh khô cành, bệnh phấn trắng gây hại nhẹ đến trung bình.

* Phòng trừ: Sâu ăn lá, dùng thuốc Ofatox 400EC, Sherpa 25EC... Dùng thuốc Dconil 75WP, Binhconil 75WP, Anvil 5SC, Lervil 5SC... để trừ bệnh khô cành, bệnh phấn trắng.

5. Chuột hại:

- Chuột gây hại rải rác trên ngô và cây trồng vụ đông.  Phòng trừ chuột bằng mọi biện pháp tổng hợp để đảm bảo an toàn. Sử dụng các loại bả RAT-K và bả sinh học….

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c)

- CT, PTC, CCBVTV (B/c)

- BCĐ – SX

- UBND xó +Tổ KN

- Lưu

            

            TRƯỞNG TRẠM

                  (đã ký)


 

             Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...