CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TÂN SƠN
Số: 14 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Sơn, ngày 04 tháng 11 năm 2014
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 11/2014
I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2014:
1. Trên lúa: chín – thu hoạch.
- Bệnh khô vằn: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ - trung bình. Diện tích nhiễm 290 ha (nhiễm nhẹ 230 ha, nhiễm trung bình 60 ha).
- Chuột: gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình tập trung tại các ruộng gần khu dân cư, gần bờ mương, ven đồi.
- Ngoài ra: Bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá gây hại rải rác.
2. Trên chè:
- Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi gây hại nhẹ - trung bình;
- Bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, bệnh thối búp, bệnh thán thư, nhện đỏ gây hại nhẹ
- Ngoài ra: Nấm tóc gây hại rải rác.
3. Trên cây lâm nghiệp:
- Cây bồ đề: Sâu xanh lứa 7 gây hại nhẹ rải rác trên các rừng bồ đề.
4. Trên ngô đông: sâu xám, bệnh sinh lý gây hại nhe.
5. Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, rệp gây hại nhẹ trên rau cải; Sâu ăn lá, bọ phấn gây hại nhẹ trên cây rau bí.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2014:
1. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu đục thân, bệnh sinh lý, châu chấu, sâu ăn lá gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột gây hại cục bộ.
2. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ đến trung bình trên rau cải; Ngoài ra rệp muội phát sinh và gây hại trong điều kiện thời tiết khô hanh. Sâu ăn lá, bệnh héo xanh, bệnh sương mai gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên cây rau bí.
3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp, bênh phồng lá gây hại nhẹ.
4. Cây lâm nghiệp: Sâu sâu gây hại rải rác trên các rừng bồ đề, mức độ gây hại nhẹ.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên ngô đông:
- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có trên 30% lá bị hại, sử dụng các loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP,...phun theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
- Sâu đục thân: Khi ruộng có trên 20% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc Finico 800 WG, Reagt 5SC, Reagt 800WG,... phun theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc Valivithaco 5SL, Tilt Super 300EC,... phun theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi các đối tượng sâu cắn lá, bệnh sinh lý,... Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên rau:
Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
Riêng đối với bệnh héo vi khuẩn trên cây bí cần chú ý. Vì đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy cần áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp:
* Biện pháp canh tác:
- Sử dụng giống sạch bệnh.
- Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
- Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem tiêu hủy.
- Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, cắt ngọn.
* Biện pháp hóa học:
Cần phát hiện sớm, dùng các loại thuốc như Kasumin 2L … có thể hạn chế được bệnh.
3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp, bệnh phồng lá bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.
4. Cây lâm nghiệp:Tiếp tục kiểm tra các rừng bồ đề để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại một cách hiệu quả.
Nơi nhận:
|
TRẠM TRƯỞNG
|
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/C);
- TT HU, HĐND, UBND huyện (B/C);
- Lãnh đạo huyện: Bà Thủy (B/C);
- Phòng NN&PTNT, các phòng ban liên quan;
- Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp huyện;
- Thành viên tổ công tác chỉ đạo sx nông lâm nghiệp;
- UBND các xã;
- Lưu: Trạm.
|
Đinh Thanh Bình
|