CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT HẠ HÒA
Số: 20 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hạ Hòa, ngày 31 tháng 10 năm 2014
|
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh tháng 10
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 11/2014
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2014:
1. Trên ngô: Sâu ăn lá, bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, chuột, sâu xám gây hại nhẹ.
2. Trên rau, trên bí xanh:
- Trên bí xanh: Bệnh thối đốt thân bí xanh gây hại trung bình đến nặng tại xã Văn Lang, đã tổ chức phòng trừ kịp thời bằng thuốc đặc hiệu.
Ngoài ra, bệnh sương mai, sâu xanh, sâu tơ, bọ trĩ, rệp gây hại nhẹ.
- Trên rau: Rệp, bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bệnh sương mai gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình đến nặng.
3. Trên chè:
Bọ xít muỗi hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm 56,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 50,4 ha, trung bình 5,8 ha. Diện tích phòng trừ 5,8 ha.
Bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh thối búp, bệnh thán thư, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ.
4. Trên cây lâm nghiệp:
Cây keo: Sâu nâu gây hại nhẹ.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2014:
1.Trên mạ xuân sớm: Chuột gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ruộng mới. Trong điều kiện nếu thời tiết rét kéo dài, bệnh sinh lý phát sinh và gây hại trên diện rộng. Ngoài ra, châu chấu, rầy các loại gây hại cục bộ.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá: gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu đục thân, đục bắp, bệnh sinh lý, châu chấu, sâu ăn lá, rệp cờ gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột hại cục bộ.
3. Trên rau, bí xanh:
- Trên cây bí xanh: Bệnh thối đốt thân do thời tiết và điều kiện canh tác thuận lợi nấm bệnh phát triển gây hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng; bệnh héo xanh gây hại cục bộ. Sâu xanh, bọ trĩ, rệp, bệnh sương mai gây hại nhẹ đến trung bình.
- Trên rau: Rệp muội, sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ đến trung bình.
4. Trên chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các đối tượng bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, bệnh thối búp, bệnh thán thư gây hại nhẹ đến trung bình.
5. Cây lâm nghiệp: Sâu nâu gây hại nhẹ trên cây keo tại xã Quân Khê.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ xuân sớm: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, chăm sóc, chống rét cho mạ, hạn chế bệnh sinh lý gây hại. Phòng trừ chuột hại thường xuyên bằng biện pháp thủ công, quây rào nilon, … diệt trừ các ổ cào cào, châu chấu, rầy các loại gây hại bằng các loại thuốc đặc hiệu.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có trên 30% lá bị hại, sử dụng các loại thuốc Ridomil Gold 68 WG, Antracol 70WP, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc Valivithaco 5Sl, Tilt Super 300EC, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
- Ngoài ra, Theo dõi các đối tượng sâu cắn lá, bệnh sinh lý,... Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
3. Trên rau, bí xanh:
- Trên bí xanh: Phòng trừ bệnh thối đốt thân bằng thuốc Ridomil Gold 68 WG và một số thuốc đặc hiệu khác; theo dõi diễn biến các đối tượng sâu bệnh khác và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
- Trên rau: Khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng sử dụng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
4. Trên cây chè: Phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.
5. Cây lâm nghiệp: Theo dõi diễn biến sâu nâu hại cây keo áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp./.
Nơi nhận:
- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);
- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);
- Ban chỉ đạo SX NN (các thành viên);
- VP huyện ủy, VP UBND huyện;
- Phòng NN & PTNT, Trạm KN, Trạm TY, Đài TT;
- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;
- 33 xã, Thị trấn;
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
Phạm Quang Thông
|