Thông báo sâu bệnh tháng 10
Cẩm Khê - Tháng 10/2010

(Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/10/2010)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV CẨM KHÊ


               Số: 17  /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


            Cẩm khê,  ngày  7  tháng 10 năm 2010

   

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại Ngô, đậu tương và cây rau màu vụ đông,

hướng dẫn các biện pháp phòng trừ.

Theo kết quả điều tra kỳ ngày 5-6/10 ở một số xã, cây đậu tương đang giai đoạn 2 - 4 lá. Cây Ngô đang ở giai đoạn 4-8 lá.

1- Tình hình sâu bệnh hại : Hiện nay đã xuất hiện một số đối tượng như: 

- Trên cây đậu tương: sâu cuốn lá mật độ 10-30/m2, cao 56con/m2, cá biệt 75con/m2, phát dục chủ yếu tuổi 1,2. rầy xanh mật độ 10-20con/m2, Ngoài ra ruồi đục ngọn, rệp, bọ trĩ, bệnh lở cổ rễ phát sinh gây hại rải rác.

- Trên cây ngô: Sâu đục thân tỷ lệ cây hại 3.3-6.6%, sâu cuốn lá, bọ nhậy gây hại rải rác…

- Trên cây rau màu: sâu xanh, bọ nhảy, rệp phát sinh gây hại nhẹ

2- Dự báo thời gian tới:

- Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá, sâu đục quả, ruồi đục ngọn, rệp, bọ trĩ, rầy, bệnh thối gốc lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai tiếp tục phát sinh phát triển gây hại mức nhẹ - TB. Riêng đối sâu cuốn lá gây hại mức nặng đến rất nặng.

- Trên Cây Ngô: Chuột, Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn gây hại nhẹ - TB.

- Trên cây rau màu: sâu xanh, rệp, bọ nhảy, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ - TB.

3- Biện pháp phòng trừ tổng hợp.

 Để bảo đảm an toàn sâu bệnh trên cây đậu tương, cây Ngô, cây rau màu vụ đông. Trạm BVTV đề nghị:

UBND xã, TT chỉ đạo tổ khuyến nông tăng cường kiểm tra sâu bệnh trên cây đậu tương(đặc biệt chú ý sâu cuốn lá, sâu đục hoa, quả), cây ngô, cây rau màu và hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ kịp thời:

* Trên cây đậu tương: + Đối với sâu cuốn lá: Khi mật độ trên 30 con/m2 ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học như: Tikabamec 3.6EC, Silsau3.6EC, July1.9EC…một số loại thuốc hoá học: Regent 800WG, Finico 800 WG, …Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

+ Đối với sâu đục quả: Kiểm tra thường xuyên  từ lúc bắt đầu ra hoa, hình thành quả non tới lúc hạt phát triển đầy đủ. Ngay khi phát hiện thấy sâu non nhả tơ làm kén ở chùm hoa, chùm quả thì cần phải tiến hành phun thuốc phòng trừ như: Regent 800 WG, Finico 800 WG. Rigell 800 WG…

+ Đối với ruồi đục lá, đục ngọn: khi tỷ lệ hại từ > 20% Sử dụng các loại thuốc như: Địch bách trùng 90 SP, Ofatox 400 EC phun trừ.

+ Đối với bệnh thối gốc - lở cổ rễ: Khi bệnh chớm xuất hiện cần hướng dẫn nông dân nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột trực tiếp vào đất, thoát nước nhanh. Dùng một số loại thuốc hoá học: Validacin 5SL, Tilt Super 300 ND, Daconil 500SC, 75WP… phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

+ Đối bệnh gỉ sắt: Chú ý chăm sóc tưới nước hợp lý, luống trồng phải cao có rãnh thoát nước nhanh, không để ruộng đọng nước. Khi bệnh chớm xuất hiện phun bằng thuốc đặc trị phòng trừ bệnh gỉ sắt như thuốc: Score 250 EC, Daconil 75 WP, NewKasuran 16.6 BTN…

* Trên cây Ngô: Phòng trừ sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn… bằng các loại thuốc đặc hiệu. Diệt chuột thường xuyên bằng mọi biện pháp(ưu tiên sử dụng biện pháp sinh học)

* Trên cây rau màu: Theo dõi, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc được phép sử dụng trên cây rau.

Trạm BVTV huyện đề nghị UBND các xã, TT thông báo, chỉ đạo tổ khuyến nông, tăng cường điều tra, theo dõi phát hiện sớm, nắm chắc tình hình sâu bệnh hại trên cây đậu tương, cây ngô, rau màu. Tập huấn tuyên truyền, thông báo hướng dẫn đến bà con nông dân các biện pháp kỹ thuật phòng trừ kịp thời, hiệu quả .

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND, UBND;

- Chi cục BVTV Phú thọ;

- Các cq liên quan;

- Các xã, TT);

- L­ưu:

         TRẠM BVTV CẨM KHÊ

         TRẠM TRƯỞNG

       Nguyễn Văn Minh

Các thông báo sâu bệnh khác
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Loading...