I/ Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 03 năm 2011.
1. Thời tiết:
- Trong tháng trời trời âm u keo dài, mưa to mưa phùn liên tục, nhiệt độ thấp trung bình 18-22˚C.
2. Cây trồng:
- Trên lúa xuân muộn: Sinh trưởng và phát triển kém, hiện tại chỉ cao 28-30cm (cùng kỳ năm trước là 60-65cm) đẻ kém, số danh đẻ ít.
- Trên cây ngô: Ngô Sinh trưởng phát triển kém hiện tại mới 4-8 lá.
- Trên cây chè: Ra búp lứa thứ hai trong năm nhưng búp bé, chậm nở và phát triển kém.
- Trên cây rau màu, cây trồng khác: Sinh trưởng và phát triển kém chủ yếu do thiếu ánh sáng mặt trời.
3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 03: Sâu bệnh trong tháng nhẹ cụ thể như sau.
a. Trên lúa:
+ Bệnh sinh lý gây hại từ nhẹ với tỷ lệ trung bình từ 6-9%, cao từ 12-20%. Diện tích hại 184,5ha nhẹ.
+ Ốc bươu vàng gây hại từ nhẹ đến trung bình, mật độ từ 1-3 c/m2 , cục bộ ổ 6-11 c/m2: Diện tích hại trung bình 92,1ha.
+ Rầy trắng phát sinh ở các xã như: Thượng Long, Nga Hoàng, Đồng Thịnh,.. với mật độ thấp 30-40 c/m2 , cao 80-110 c/ m2.
+ Bệnh đạo ôn xuất hiện nhẹ rải rác ở những chân ruộng cấy sớm, ruộng xanh tốt với tỷ lệ hại 07-1,5%, cao từ 2-3,6%.
+ Chuột, ruồi đục nõn hại nhẹ rải rác trên lúa với tỷ lệ hại: 0,05-0,1%. Ngoài ra còn có bọ xít đen gây hại rải rác,…
b. Trên cây ngô, lạc mới trồng: Có sâu xám cắn ngang gốc với tỷ lệ hại 0,1-0,5%. Ngoài ra có bệnh sinh lý gây hại nhẹ rải rác…Ngoài ra có chuột gây hại nhẹ…
c. Cây chè: Có rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muối gây hại nhẹ với tỷ lệ hại từ 2-3%, cục bộ 4 - 6%.
d. Trên cây trồng lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá gây hại nhẹ rải rác.
II/ Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 04/ 2011. Biện pháp phòng trừ:
1. Trên lúa:
- Bệnh vàng sinh lý tiếp tục gây hại trên diện rộng do trời âm u, thiếu nắng, rét lạnh kéo dài với tỷ lệ 5-7%, cao 15-20%làm lúa đẻ kém còi cọc.
- Bệnh đạo ôn: gây hại nhẹ trên ruộng xanh tốt và trên giống nhiễm với tỷ lệ 2-3%, cục bộ >5%.
- Rầy đục nõn tiếp tục gây hại từ nhẹ đến trung bình.
- Bệnh khô vằn: Phát triênt mạnh vào cuối tháng với tỷ lệ hại 5-8%, cao 15-20%.
- Bọ trĩ gây hại trên ruộng gieo cấy muộn với mật độ 200-300 c/m2 ,
* Biện pháp phòng trừ:
- Đối với bệnh sinh lý: Làm cỏ sục bùn, bón vôi (từ 15-20kg/sào),kết hợp phân bón lá như Komix, Diệp lục tố, phân bón đầu trâu, Pomior P298 để lúa phát triển và đẻ nhánh sớm…
- Bệnh đạo ôn: Khi tỷ lệ lá hại > 5% cần phun sớm bằng các loại thuốc: Bemsuper 750WP, Hinosan 30EC, Beam 75WP, Hinosan 30EC…
- Bệnh khô vằn Khi tỷ lệ >20% cần dùng các loại thuốcValydacin 5L, Valy-vithaco 5L,..phun kỹ.
- Bọ trĩ khi tỷ lệ hại >30%, ruồi đục nõn với tỷ lệ >10% dùng các loại thuốc Shecpa 25Ec, Bestox 5Ec, Fastac 5Ec… kết hợp với phân bón phân, làm cỏ xục bùn
2. Trên cây rau màu (ngô, lạc, đậu đỗ, rau các loại): Có sâu xanh, sâu tơ, ..hại lá. Bệnh héo rũ, sương mai, gỉ sắt gây hại nhẹ rải rác.
* Phòng trừ: Khi tơi ngưỡng dùng các loại thuốc có trong danh mục phòng trừ. Chú ý thời gian cách ly mới được thu hoạch.
3. Trên chè: Có rầy xanh, Bọ cánh tơ, bọ xít muối gây hại nhẹ tỷ lệ búp 5-10%. Cao 12-15%
* Phòng trừ: Khi tỷ lệ hại >10% cần dùng các loại thuốc do Bộ nông nghiệp cho phép dùng trên cây chè như; Actara 25WG, Admire 050EC… Chú ý thời gian cách ly mới được thu hái.
4. Trên cây lâm nghiệp: Có sâu ăn lá gây hại nhẹ rải rác.
- Bệnh khô cánh gây hại trên diện tích rừng cằn cỗi nghèo dinh dưỡng
* Phòng trừ: Sâu ăn lá, dùng thuốc Ofatox 400EC, Sherpa 25EC... Dùng thuốc Daconil 75WP, Binhconil 75WP, Anvil 5SC, Lervil 5SC... để trừ bệnh khô cành, bệnh phấn trắng.
5. Chuột hại:
- Chuột gây hại nhẹ rải rác trên lúa , ngô, lạc mới trồng. Những ruộng ven rừng, ven đường gây hại với tỷ lệ hại nặng hơn.
* Phòng trừ: Tiêu diệt chuột hại bằng các biện pháp tổng hợp các biện pháp: Có thể dùng các loại bả sinh học như Ratk, các loại ba khác đẻ tiêu diệt chuột….
* Chú ý: Tất cả các loại thuốc nêu trên cần đọc kỹ hưỡng dẫn trên vỏ bao bì trước khi sử dụng.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PTC, CCBVTV (B/c)
- BCĐ – SX
- UBND xã +Tổ KN
- Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)
Phùng Hữu Quý
|