V/ Nhận xét
1.Tình hình dịch hại:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Hại rải rác – nhẹ trên cả 02 trà lúa. Dt nhiễm nhẹ 43 ha.
- Bệnh bạc lá xuất hiện gây hại dạng chòm, ổ tại các xã như: Xuân Lộc, Thạch Đồng, Tân Phương.... cục bộ ổ nặng 30-40%. Tổng diện tích nhiễm 4 sào.
- Bệnh khô vằn: Hại nhẹ- TB
- Sâu đục thân, rầy các loại: hại rải rác
- Chuột hại cục bộ ruộng trên trà lúa trung
2. Dự kiến thời gian tới:
- Bệnh bạc lá: Có nguy cơ phát sinh, lây lan trên diện rộng trong điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ, đặc biệt sau các cơn mưa giông.
- Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại trên cả 02 trà lúa, mức độ hại nhẹ - Tb, cục bộ hại nặng trên những ruộng cấy dày, xanh tốt, bón thừa phân đạm.
- Bọ xít dài: Hại nhẹ trên những diện trà trung trỗ muộn
- Ngoài ra,các đối tượng: Rầy các loại, sâu đục thân 2 chấm hại rải rác- nhẹ.
3. Biện pháp xử lý
Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng, cụ thể:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng bị chớm bị bệnh có thể sử dụng một trong số các loại thuốc sau để phun: Physan 20WP; Xanthomix 20WP, Staner 20WP... Những ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 7 ngày. Nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì thuốc. Đối với ruộng đã bị bệnh không được bón thêm bất cứ loại phân nào kể cả phân bón lá hoặc chất kích thích sinh trưởng.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20%, sử dụng một trong các loại thuốc Lervil 5SC, Cavil 50 SC, Kansui 21.2 WP, Jinggangmeisu 10 WP, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ và phòng trừ kịp thời các đối tượng bệnh sinh lý, sâu đục thân,...; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
NGƯỜI TẬP HỢP
Hà Bích Ngọc |
TRẠM TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Duy Thâu |
Các thông báo sâu bệnh khác
|