|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Biểu mẫu này dùng để báo cáo chi tiết đối với SVGH đang gây hại nặng trên diện rộng, đang phải chỉ đạo tích cực hoặc khi công bố dịch; Diện tích phòng trừ: Thống kê diện tích phun thuốc bảo vệ thực vật, thủ công, tiêu hủy,...
3. Nhận xét tình hình SVGH trong kỳ
* Lúa trung:
- Bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, rậm rạp. Diện tích nhiễm: 152,4 ha (trong đó nhiễm nhẹ 109,1 ha, trung bình 43,3 ha). Giảm so vơi CKNT: 167,1 ha.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn hại nhẹ. Bệnh bạc lá xuất hiện và gây hại rải rác.
- Rầy các loại, sâu đục thân gây hại nhẹ.
- Ngoài ra: sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, bệnh sinh lý gây hại rải rác. Chuột hại cục bộ.
* Trên ngô: Bệnh khô vằn gây hại nhẹ, sâu keo mùa thu gây hại nhẹ. Ngoài ra: bệnh đốm lá hại rải rác.
VI. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
*Trên lúa cấy:
- Rầy các loại: Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ trong thời gian tới, cần chú ý phòng trừ kịp thời khi mật độ rầy tới ngưỡng. Các xã cần chú ý: Bảo Yên, Đoan Hạ,...
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Đề phòng sau mưa rào và dông, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, đặc biệt là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, trên những ruộng lúa đã và đang trỗ, cấy các giống mẫn cảm (Khang Dân 18, Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Hương Thơm, TBR 225,...). Các xã cần lưu ý: Bảo Yên, Đoan Ha, Đồng Trung, ...
- Bệnh khô vằn: Trong những ngày tới, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tất cả các xã, thị trấn cần lưu ý.
2. Trên cây ngô thu đông: Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô mới trồng mức độ hại nhẹ đến trung bình. Chuột hại cục bộ.
VII. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
1. Trên cây lúa:
- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Confidor 050 EC, Nibas 50EC, Novi-ray 500WP, Comda gold 4WG, Virtako 40WG, Mopride 20WP, Shepatin 36 EC, Sieuray 250WP, Penalty 40WP, Midan 10 WP, Karate® 2.5 EC, Boxing 405EC, ...
- Sâu đục thân: Thăm đồng thường xuyên, kết hợp biện pháp thủ công như vợt bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo để giết sâu non. Khi ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc đã được đăng ký, ví dụ: Nicata 95SP, Wavotox 585EC, Gà nòi 95 SP, Virtako 40 WP, Netoxin 90WP, Shepatin 18EC,36 EC,... Nếu mật độ ổ trứng cao từ 0,5 ổ/m2 trở lên có thể hỗn hợp thêm với thuốc BVTV có hoạt chất Fipronil (ví dụ như: Tango 50SC, Rigell 800WG, Finico 800WG, Regent 800WG, ...) để tăng hiệu quả phòng trừ.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu (ví dụ như Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP , Avalon 8WP,ViSen 20SC, ...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Galirex 55SC, ...
* Các đối tượng khác: Tiếp tục theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Nơi nhận:
- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;
- Lưu. |
TRẠM TRƯỞNG
Trần Duy Thâu
2. Trên cây ngô:
- Sâu keo mùa thu:
+ Biện pháp canh tác, thủ công: Làm đất kỹ trước khi trồng; xới sáo, làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành.
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...)
+ Biện pháp hoá học: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Emaben 2.0 EC, Dylan 10EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Emagold 160SC, Match 050EC, Lufenron 050EC,... . Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH NHIỄM SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TRONG KỲ
STT |
Tên SVGH |
Diện tích nhiễm (ha) |
Tổng DTN (ha) |
So sánh DTN (+/-) |
DT phòng trừ (ha) |
Phân bố |
Nhẹ |
TB |
Nặng |
MT |
Kỳ trước |
CKNT |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
I |
Cây lúa (tổng hợp các trà, vụ trong kỳ) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Cây...... |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: TB: Trung bình; MT: Mất trắng (giảm >70% năng suất); DTN (+/-): Diện tích nhiễm tăng/giảm so kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước (CKNT).
Các thông báo sâu bệnh khác
| | |