I. Thông báo tình hình sâu bệnh kỳ 30/05 và dự báo:
Hiện nay trên cả 2 trà lúa xuân sớm và xuân muộn cây lúa đang trong giai đoạn ngậm sữa, chắc xanh – đỏ đuôi, từ nay đến cuối vụ cần tập trung theo dõi và phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại sau:
1. Rầy nâu, rầy lưng trắng:
Hiện tại rầy gây hại nhẹ, mật độ rầy trung bình 40- 160 con/m2, cao 400- 700 con/m2, cục bộ 1500 - 2500 con/m2 (Thị trấn Hùng Sơn), phát dục chủ yếu rầy tuổi 5 và trưởng thành. Mật độ trứng trung bình 60-120 quả/m2, cao 240-560 quả/m2, cục bộ cao 730-860 quả/m2 trên một số diện tích lúa nếp, hương thơm. Diện tích nhiễm là 5 ha trong đó nhiễm trung bình 1 ha.
* Dự báo: Rầy trưởng thành tiếp tục đẻ trứng, rầy cám nở và gây hại trong đầu tháng 6, mức độ hại nhẹ, cục bộ trung bình – nặng trên một số diện tích lúa nếp, hương thơm giai đoạn ngậm sữa – chắc xanh. Các xã cần chú ý: Tiên Kiên, Thị trấn Hùng Sơn, Xuân Huy, Thạch Sơn, Xuân Lũng…..
2. Bệnh khô vằn:
Hiện tại bệnh gây hại trung bình – nặng trên một số diện tích lúa xanh tốt. Tỷ lệ bệnh hại trung bình 10-20%, cao 45-60%, cấp bệnh chủ yếu cấp 3,5,7. Tổng diện tích nhiễm bệnh khô vằn là 613,4 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng 139,2 ha. Diện tích được phòng trừ là 173,7ha.
* Dự báo: Trong thời gian tới bệnh phát triển gây hại ở diện hẹp trên những diện tích lúa trỗ muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
3. Bệnh bạc lá:
Hiện tại bệnh gây hại cục bộ ổ trên một số diện tích lúa lai, mức độ hại nhẹ, cục bộ trung bình – nặng, tỷ lệ bệnh hại trung bình 10-20% lá, cao 60-80%. Diện tích nhiễm 1 ha trong đó nhiễm nặng 0,3 ha. Diện tích đã được phòng trừ 0,7 ha.
* Dự báo: Từ nay đến cuối vụ bệnh phát triển gây hại ở diện hẹp trên một số diện tích lúa lai xanh tốt, rậm lá. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy toàn bộ lá đòng nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Thị trấn lâm Thao, Sơn vi, Thị trấn Hùng Sơn…
Ngoài ra: Sâu đục thân cú mèo, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít dài gây hại rải rác.
II. Biện pháp chỉ đạo phòng trừ:
Thời gian từ nay đến cuối vụ không còn nhiều, Trạm BVTV huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân tích cực kiểm tra thăm đồng, phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh hại khi đến ngưỡng phòng trừ không để sâu bệnh gây hại nặng ảnh hưởng tới năng suất lúa, cụ thể:
1. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Phòng trừ khi mật độ rầy trên 1500 con/m2, (30 con/khóm) cần sử dụng những loại thuốc tiếp xúc như Bassa 50EC, Trebon 10EC,…phải rẽ băng từ 0,8 - 1m, phun đủ lượng nước, thuốc và phun kỹ vào gốc lúa. Ruộng bị hại nặng cần hỗn hợp các loại thuốc trên với các loại thuốc lưu dẫn như Actara 25WG, Pernalty 600WP để tăng hiệu quả trừ rầy.
2. Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Lervil 5 SL, Validacin 5 SL, Tilvil 50 SC, Jinggang meisu 3 SL, 5 WP… Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Khi phun cần lưu ý đảm bảo đủ lượng nước thuốc, phun kỹ vào gốc lúa.
3. Bệnh bạc lá: sử dụng các loại thuốc Sasa 20WP, Staner 20WP, Xanthomic 20WP,….. phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
Nơi nhận:
- TTHU, HĐND, UBND huyện (Thay b/c);
- CT, PCT huyện (Thay b/c);
- Chi cục BVTV tỉnh (Thay b/c);
- UBND các xã, thị trấn;
- Phòng NN, KN, ND, PN, Đài TT huyện;
- Lưu.
|
PHÓ TRƯỞNG TRẠM
Đặng Thị Thu Hiền
|