VI. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Tình hình dịch hại:
* Trên lúa trung:
- Bệnh sinh lý gây hại nhẹ đến trung bình (17/17 xã, TT)
- Bệnh khô vằn, chuột, RCL, Sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác
* Trên lúa sớm:
- Bệnh sinh lý gây hại nhẹ.
- Sâu cuốn lá nhỏ, chuột, RCL, bệnh khô vằn gây hại rải rác
* Trên chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ gây hại nhẹ. Bệnh đốm nâu gây hại rải rác
* Trên cây lâm nghiệp:
- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh chết héo, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn. Châu chấu gây hại trên tre, mai, luồng....
- Bệnh chết héo trên cây keo gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
2. Dự kiến thời gian tới
* Trên lúa trung: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, OBV, RCL, sâu đục thân, ruồi đục nõn... gây hại nhẹ đến trung bình
* Trên lúa sớm:
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không được phòng trừ kịp thời.
- Bệnh sinh lý, OBV, RCL, sâu đục thân, ruồi đục nõn, chuột... gây hại nhẹ đến trung bình.
* Trên chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ... gây hại nhẹ đến trung bình.
* Trên cây lâm nghiệp:
- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh chết héo, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn...
- Bệnh chết héo trên cây keo gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng đến rất nặng ở rừng keo trồng từ 2 chu kỳ trở lên kết hợp với thời tiết mưa ẩm kéo dài.
3. Biện pháp xử lý:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng.
* Trên lúa:
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh hại khi đến ngưỡng bằng các loại thuốc cho phép có trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật.
* Trên chè:
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra phòng trừ sâu bệnh hại khi đến ngưỡng, bằng các loại thuốc cho phép có trong danh mục.
* Trên cây lâm nghiệp:
- Tiếp tục điều tra theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, tre mai luồng.
Người tập hợp
Đỗ Thị Phương Loan |
TRẠM TRƯỞNG
( Đã ký)
Nguyễn Văn Minh |
Các thông báo sâu bệnh khác
|