Thông báo sâu bệnh kỳ 20
Thanh Thủy - Tháng 5/2010

(Từ ngày 17/05/2010 đến ngày 23/05/2010)

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ

TRẠM BVTV THANH THUỶ


Số: 20 / TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Thuỷ, ngày 20  tháng 5 năm 2010

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 17 dến ngày 23  tháng 5 năm 2010)

Kính gửi:    Phòng kỹ thuật

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG :

1. Thời tiết :

- Nhiệt độ trung bình : 260C , Cao: 310C, Thấp: 210C

- Độ ẩm trung bình: 94%, Cao: …., Thấp: ......

- Lượng mưa: ........

- Trong tuần trời nắng, giữa tuần sáng sớm có mưa nhỏ, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác:

- Lúa sớm: DT: 693 ha, GĐST: thu hoạch

- Lúa muộn: DT: 1715 ha, GĐST: chín – thu hoạch

- Đậu tương: DT: 87 ha, GĐST: chắc xanh – thu hoạch

- Rau: GĐST:  Phát triển thân lá – thu hoạch.

- Ngô: chín – thu hoạch

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of FormTop of FormBottom of FormII. NHẬN XÉT :

Cây trồng

Diện tích

Đối tượng

Mật độ (con/m2) tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Tuổi sâu, cấp bệnh

Trung bình

Cao

Tổng số

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tổng số

lần 1

lần 2

Tổng số

1

2

3

4

5

Nhộng

Chủ yếu

Lúa muộn

1715

Sâu đục thân

0.611

3.03

98.798

98.798

0

Rầy các loại

14.907

84.00

0

Nhện gié

Bệnh khô vằn

3.293

20.60

233.794

197.29

36.504

0

Bệnh đạo ôn

1.553

10.20

135.302

98.798

36.504

0

Đậu tương

87

Sâu đục quả

0.867

4.00

4.894

4.894

0

* Lúa:

- Bệnh virus lùn sọc đen: đã tiêu huỷ những cây lúa có triệu chứng bệnh, những diện tích lúa còn lại không thấy có biểu hiện của triệu chứng bệnh.

- Bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ - trung bình; cục bộ gây hại nặng trên cổ bông ở các giống Nếp, TNƯ 16, tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông trung bình 9.4 - 27.3%, cục bộ 57.9% (cục bộ tại một số xã Đào Xá, Xuân Lộc ...).

- Bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ gây hại nặng ở những ruộng rậm rạp, ruộng bón nhiều đạm, ruộng cao hạn......Bệnh đã được phun phòng trừ hiệu quả, hiện nay bệnh đã có xu hướng dừng lại, không có vết bệnh mới.

- Rầy các loại gây hại nhẹ trên tất cả các trà lúa, tập trung ở các khu đồng trũng, những ruộng cấy rầy, rậm rạp và trên các giống lúa lai (khu đồng trũng của xã Sơn Thuỷ, Đoan Hạ, Hoàng Xá, Đào Xá, ...).

- Sâu đục thân (sâu đục thân cú mèo, sâu đục thân 5 vạch) gây hại nhẹ, tập trung ở các khóm xung quanh ruộng; sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá gây hại rải rác.

- Chuột gây hại nhẹ trên trà muộn, chủ yếu ở các ruộng rậm rạp,  ven làng, ven gò đồi.

- Nhện gié: cục bộ tại một số ruộng: ở các dảnh có biểu hiện của triệu chứng do nhện gié gây hại,  tỷ lệ dảnh hại 16.2 % - 17.6%

* Trên Đậu tương:

- Sâu đục quả, bệnh sương mai gây hại nhẹ

- Bọ phấn gây hại nhẹ

* Trên rau màu:

- Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ, bệnh đốm vòng ... gây hại rải rác. 

* Trên ngô:  

-Bệnh  đốm  lá, bệnh khô vằn, chuột gây hại nhẹ.

- Bệnh lùn sọc đen trên ngô: hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện thấy có cây biểu hiện triệu chứng bệnh.

2. Dự kiến thời gian tới :

* Lúa:

- Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn gây hại nhẹ trên các diện tích lúa thu hoạch sau.

-  Rầy các loại, sâu đục thân, chuột gây hại nhẹ.

-Nhện gié: xuất hiện rải rác

* Đậu tương:

- Sâu đục quả, chuột gây hại nhẹ (tập trung ở những ruộng rậm rạp, ven bờ).

* Trên rau màu:

-Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, gây haị nhẹ - trung bình trên các loại rau cải,  bọ phấn gây hại nhẹ trên cà chua.....

*Ngô:

- Bệnh  đốm  lá, chuột gây hại nhẹ.

- Tiếp tục kiểm tra bệnh lùn sọc đen trên ngô.

3. Biện pháp xử lý :

- Chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến  rầy (rầy các loại), đặc biệt ở những nơi đã xuất hiện cây lúa biểu hiện triệu chứng của bệnh lùn sọc đen, có biện pháp xử lý kịp thời giảm thiệt hại cho vụ lúa sau.

- Tiêu huỷ các ổ bệnh đạo ôn (cục bộ tại một số xã) , tránh để nguồn bệnh tồn dư cho vụ sau.

-  Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện tình hình gây hại của nhện gié.

- Theo dõi sâu bênh trên cây đậu tương để có biện pháp phun phòng trừ hiệu quả (sâu đục quả, chuột).

- Theo dõi bệnh héo vi khuẩn trên ngô, tiêu huỷ những cây ngô bị bệnh, phun thuốc khử trùng và phòng trừ bệnh cho nhưng vùng ngô lân cận (làm đất kết hợp khử trùng trước khi chuyển đổi sang cây trồng khác); tiếp tục kiểm tra bệnh lùn sọc đen trên ngô (chú ý diện tích ngô ở các khu vực lúa có cây biểu hiện triệu chứng bệnh lùn sọc đen, những vùng trồng ngô vụ trước có biểu hiện của bệnh và các khu vực lân cận.

NGƯỜI TỔNG HỢP

Nguyễn Thị Hương

TRẠM TRƯỞNG

Trần Duy Thâu


Top of Form

Bottom of Form


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...