CHI CỤC BVTV PHU THỌ
TRẠM BVTV THANH THUỶ
Số: 06/TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Thuỷ, ngày 04 tháng 5 năm 2010
|
THÔNG
BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 4
DỰ BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 5/2010
I.TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
HẠI, THỜI TIẾT TRONG THÁNG 4/2010.
1.Thời tiết:
Trong tháng: sáng sớm trời hơi
lạnh, có sương, âm u, có mưa và thỉnh thoảng có giông, trưa và chiều trời
nắng, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhiệt độ trung bình :
24.50C , Cao: 310C, Thấp: 180C
2. Cây trồng:
- Lúa sớm:
GĐST: Đứng cái - làm đòng – Chín sữa.
- Lúa muộn: Đứng cái làm đòng – Phơi màu
- Đậu
tương: GĐST: 5-6 lá - tạo hạt
-
Ngô xuân: GĐST: Trỗ cờ phun râu - chín.
- Cây rau:
GĐST: Phát triển thân lá - thu hoạch.
3. Tình hình sâu bệnh:
a, Lúa :
- Bệnh virus lùn sọc đen: đã tiêu huỷ những cây lúa có triệu chứng bệnh,
những diện tích lúa còn lại không thấy có biểu hiện của triệu chứng bệnh.
- Bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ - trung bình; cục bộ gây hại nặng trên các
giống Nếp, TNƯ 16, BIO 404 và những ruộng mướt lá bón phân không hợp lý (cục bộ tại xã Xuân Lộc, Đào Xá). Những
ruộng bị nhiễm nặng đã được phun phòng trừ, tuy nhiên bệnh vẫn tiếp tục phát
sinh gây hại lên cổ bông (cục bộ tại khu 11 – xã Đào Xá).
- Bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ gây hại nặng ở những
ruộng rậm rạp, ruộng bón nhiều đạm, ruộng cao hạn (TLB: 40.6% tại khu đồng Dệ
xã Hoàng Xá)......Bệnh đã được phun phòng trừ hiệu quả, hiện nay bệnh đã có
xu hướng dừng lại, không có vết bệnh mới.
- Rầy các loại gây hại rải rác (mật độ trung bình 40 – 120 con/m2,
cao: 180-200 con/m2), tập trung
ở các khu đồng trũng, những ruộng cấy rầy, rậm rạp và trên các giống lúa lai
(khu đồng trũng của xã Sơn Thuỷ, Đoan Hạ, Hoàng Xá, Đào Xá, ...).
- Bọ xít dài (trưởng thành) gây hại nhẹ trên tất cả các trà lúa, tập
trung ở các ruộng trỗ trước.
- Bệnh sinh lý (khô đầu lá ở các lá già) gây hại nhẹ trên diện rộng, ít
ảnh hưởng đến năng suất.
- Sâu đục thân (sâu đục thân cú mèo, sâu đục thân 5 vạch) gây hại nhẹ,
chủ yếu tuổi 1- tuổi 3, tập trung ở các khóm xung quanh ruộng; sâu đục thân 2
chấm, sâu cuốn lá gây hại rải rác.
- Chuột gây hại nhẹ, chủ yếu ở các ruộng rậm rạp, ven làng, ven gò đồi.
- Châu chấu
gây hại rải rác.
b, Cây đậu tương
- Sâu cuốn lá: gây hại nhẹ trên diện rộng, cục bộ
gây hại nặng ở một số ruộng không được chú ý chăm sóc (đã được thông báo chỉ đạo
chăm sóc và phun phòng trừ).
- Sâu đục quả (đã
thông báo phun phòng trừ), bệnh sương mai gây hại nhẹ.
- Bọ trĩ, sâu
xám, rầy xanh, bọ phấn, rệp, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc gây hại gây hại rải rác
(những ruộng bộ lá rậm rạp, những ruộng gần khu trồng lạc).
c, Cây ngô xuân
-Sâu đục nõn, sâu ăn lá, rệp
cờ, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.
-Bệnh đốm lá, bệnh héo vi khuẩn, chuột gây hại rải rác.
d, Trên rau màu
- Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ ... gây hại rải
rác.
-
Bệnh đốm vòng, sương mai, thối nhũn cải bắp gây
hại nhẹ.
-
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2010.
1. Lúa:
- Bệnh đạo ôn
gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ gây hại nặng (chú ý những ruộng bị đạo ôn lá
nặng, bệnh tiếp tục phát sinh gây hại do điều kiện thời tiết thuận lợi và
nguồn bệnh sẵn có).
-
Bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ gây hại nặng.
- Rầy các
loại gây hại nhẹ.
- Bọ xít dài gây
hại nhẹ - trung bình, nhất là ở những ruộng trỗ trước.
- Sâu đục
thân, sâu cuốn lá, chuột gây hại nhẹ.
- Bệnh
sinh lý (khô đầu lá) gây hại trên diện rộng.
2. Đậu tương
- Sâu cuốn lá gây
hại nhẹ, ít ảnh hưởng đến năng suất.
- Sâu đục quả,
chuột gây hại nhẹ (tập trung ở những ruộng rậm rạp, ven bờ, ruộng không được
chăm sóc).
- Bọ trĩ, bọ
phấn, rầy xanh, rệp gây hại nhẹ.
- Bệnh gỉ sắt, bệnh
sương mai, bệnh khảm lá đậu tương gây hại nhẹ
3. Ngô
-
Bệnh đốm lá, rệp cờ gây hại nhẹ.
4.
Trên rau màu
-Sâu xanh,
sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, gây haị nhẹ - trung bình trên các loại rau
cải, bọ phấn gây hại nhẹ trên cà
chua.....
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ.
1. Trên lúa
- Rầy các loại: Khi mật độ rầy trên 1500 con/m2 sử dụng các loại thuốc
Penalty 40WP, Conphai 700 WG, Amira 25 WG, Actara 25 WP…để phòng trừ, lưu ý
pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Trên các khu ruộng đã
xuất hiện cây lúa có biểu hiện triệu chứng bệnh lùn sọc đen nếu có rầy thì
phải phun phòng trừ rầy ngay mặc dù mật độ rầy còn thấp.
- Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC,
Validacin5SL, Jinggang meisu 3Sl…Phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì
.
- Bệnh đạo ôn: Trên khu ruộng đã có đạo ôn lá, phải phun
phòng đạo ôn cổ bông bằng các loại thuốc đặc hiệu: Bump 80 WP, PN Balacide 32
WP, Fuji one 40WP, BeamSuper 75WP, Fu - Army 30WP, ... Thời điểm phun tốt
nhất trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày.
- Chuột hại: diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp, nên diệt chuột tập
trung bằng thuốc diệt chuột sinh học Rat-K 2%D.
2. Trên cây đậu tương
- Sâu đục quả: Sử dụng các loại thuốc như Kuraba 1.8EC, Regent 800 WG,
Tasodant 600EC, Finico 800 WG…để phòng trừ Nên phun phòng trừ cho tất cả diện
tích đậu tương khi vào giai đoạn ra hoa, đậu quả.
3. Trên cây ngô
- Bệnh virut lùn sọc đen: kiểm tra theo dõi tình hình bệnh trên diện tích
ngô của địa bàn, chú các diện
tích ngô gần các khu đã từng có bệnh xuất hiện trên lúa.
4. Trên rau
- Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Sử dụng các loại
thuốc có trong danh mục quy định dùng cho cây rau. Chú ý, đảm bảo thời gian
cách ly.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV(b/c);
- TT Huyện
Uỷ
- TT HĐND,
UBND huyện (b/c);
- UBND các
xã (T/H);
- Phòng Nông
nghiệp huyện);
- Thành viên
ban chỉ đạo sản xuất;
- Các ban
ngành liên quan;
- Lưu.
|
Trưởng
Trạm
Trần Duy Thâu
|
|