CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV THANH THUỶ
Số: /TB-BVTV
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Thanh Thuỷ, ngày 10 tháng 4 năm 2010
|
THÔNG BÁO KHẨN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 10/4
DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
A. Trên cây lúa
1. Bệnh đạo ôn:
- Hiện tại: Bệnh phát sinh trên diện rộng ở các trà, mức độ gây hại nhẹ, tỷ lệ bệnh trung bình 3.8%, cao 16%, cục bộ gây hại nặng trên các giống lúa Nếp ( TLB: 36% tại xã Xuân Lộc), giống TNƯ 16, BIO 404 (TLB 50.49% cuc bo tại xã Đào Xá,. Hiện tại bệnh đã dừng lại và chưa thấy xuất hiện vết bệnh mới). Diện tích nhiễm 205.8 ha, trong đó DT nhiễm nhẹ là 133,1ha, DT nhiễm TB là 72.7 ha, DT phòng trừ 72.7ha.
- Dự báo: Điều kiện thời thiết và giai đoạn sinh trưởng cây trồng thích hợp nên bệnh tiếp tục phát sinh phát triển. Những ruộng bị đạo ôn lá nặng có nguy cơ bệnh gây hại lên cổ bông(chú ý trà lúa trỗ xung quanh 20/4 nhất thiết phải phun phòng trừ đạo ôn cổ bông).
- Biện pháp phòng trừ: Trên khu ruộng đã có đạo ôn lá, phải phun toàn bộ các ruộng bằng các loại thuốc đặc hiệu: FU-AMY40EC, Aloannong 50SL, Fuji once 40WP, BemSuper 75WP, New Hinosan 30EC phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì ( mỗi sào 2 bình 8 – 12 lít phun ướt đẫm toàn bộ lá).
2. Bệnh khô vằn:
- Hiện tại: Bệnh gây hại các ruộng xanh tốt, rậm rạp, ruộng bón nhiều đạm, ruộng cao hạn,… mức độ hại nhẹ, tỷ lệ bệnh trung bình là 4.4%, cao 12.7%, cấp bệnh chủ yếu là cấp 1, cấp 3. Diện tích nhiễm là 109ha (nhiễm nhẹ).
- Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên ruộng thâm canh cao, ruộng rậm rạp, ruộng cao hạn,….
- Biện pháp phòng trừ: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc: Tilt super 300EC, Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5L, Vida 3SC, Anvil 5SC... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
3. Bệnh sinh lý:
Hiện tại: Bệnh gây hại nhẹ trên diện rộng, bệnh phát sinh gây hại chủ yếu trên các lá già. Tỷ lệ bệnh trung bình 5.5%, cao 16%. Dự báo thời gian tới bệnh phát sinh gây hại nhẹ hơn do điều kiện thời tiết ít khô hạn. Biện pháp phòng trừ: bón phân cân đối, tạo độ thông thoáng cho ruộng, điều tiết nước hợp lý.
4. Bọ xít dài:
- Hiện tại: Bọ xít dài bắt đầu xuất hiện ở các diện tích lúa đang làm đòng và tiếp tục đẻ trứng, mật độ trung bình 0.15 con/m2, cao 1 con/m2.
- Dự báo: Bọ xít dài tiếp tục tăng về mật độ và gây hại trên các diện tích trỗ sớm. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các diện tích ven đồi, gò.
- Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ bọ xít trên 6 con/m2, sử dụng các loại thuốc: Pertox 5EC, Fastac 5 EC, Bestox 5 EC, Địch Bách Trùng 95SP, Alfathrin 5EC,... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bảo bì; Chú ý phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun theo đường xoáy chôn ốc từ ngoài vào trong.
5. Chuột:
-Hiện tại: chuột gây hại diện rộng trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 2.4%, cao 6.9%.
-Dự báo: chuột tiếp tục tăng nhanh về số lượng và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng ven đồi, gò, ruộng gần khu nghĩa địa.
-Biện pháp phòng trừ: phát động phong trào diệt chuột, tổ chức đánh bắt chuột thường xuyên. Sử dụng các loại bẫy bả, thuốc diệt chuột (RAT – K 2%D ...).
Ngoài ra: Cần chú ý các đối tượng: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy các loại, bệnh đốm sọc vi khuẩn ... gây hại./.
B. Trên cây đậu tương
- GĐST:Cây đậu tương đang trong giai đoạn: phân cành – ra hoa đậu quả
-Hiện tại: Sâu cuốn lá gây hại nhẹ trên diện rộng, mật độ trung bình 11.18 con/m2, cao 22 con/m2, cục bộ gây hại nặng trên các ruộng không được chú ý chăm sóc (hiện tại các ruộng này các lá đã bị cuốn và hại toàn bộ, không có khả năng phục hồi). Hiện tại chủ yếu là sâu tuổi 5 và nhộng. Ngoài ra, bọ trĩ, bọ phấn, rầy xanh, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc gây hại rải rác.
-Dự báo: Lứa sâu cuốn lá tiếp theo ra vào khoảng từ 19 – 25/4. Bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt, Giòi đục quả gây hại nhẹ. Bệnh sương mai, giòi đục quả gây hại nhẹ.
-Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc trừ sâu cuốn lá bằng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp: Regent 800WG, Finico 800 WG, …kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5 EC, Bestox 5 EC, Antaphos 25 EC…Phun vào buổi chiều tối, phun đúng thời điểm và phun theo hướng dẫn trên bao bì. Những ruộng bị nặng tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 3-4 ngày và hỗn hợp các loại phân bón lá: Komix, Thiên nông, Đầu trâu…. kích thích bộ lá phát triển. Và chú ý bệnh sương mai phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết nh ư hiện nay.
Nơi nhận:
|
TRẠM TRƯỞNG
|
- Chi cục BVTV Phú Thọ;
- TT HU, HĐND, UBND huyện;
- Lãnh đạo huyện:(B/C);
- Phòng NN&PTNT và các phòng ban liên quan;
- Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp huyện;
- UBND các xã;
- Lưu.
|
Trần Duy Thâu
|