Hiện nay lúa mùa sớm đang giai đoạn chín – thu hoạch, lúa mùa trung giai đoạn ngậm sữa chắc xanh – chín đỏ duôi. Từ nay đến cuối vụ cần tập trung theo dõi và phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh sau:
1. Rầy các loại:
* Hiện tại: Trên những diện tích đã được phòng trừ hiệu quả mật độ trung bình 200-450 con/m2, còn lại một số diện tích chưa được phòng trừ hoặc đã phòng trừ nhưng không đúng kỹ thuật thì mật độ rầy trung bình 1200-2000 con/m2, cao 3000-4000 con/m2, phát dục chủ yếu T3,4,5,TT. Diện tích đã được phòng trừ là 471ha, trong đó có 122ha phòng trừ 2 lần. Hiện tại tổng diện tích nhiễm là 248,5ha, trong đó nhiễm nhẹ 173ha, nhiễm trung bình 53,5ha, nhiễm nặng 22ha.
* Dự báo: Rầy tiếp tục gây hại mức độ trung bình – nặng trên trà lúa mùa trung, cục bộ có thể gây cháy chòm nếu không được phòng trừ triệt để. Diện tích cần phòng trừ tiếp từ nay đến 15/9 là 75,5ha. Các xã cần chú ý: Xuân Lũng, Thị trấn Hùng Sơn, Xuân Huy, Thạch Sơn……
Rầy lứa 6 sẽ nở rộ xung quanh 25/9 và gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên một số diện tích lúa mùa trung trỗ muộn (Các xã Xuân lũng, Xuân huy, Tiên Kiên).
2. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bênh gây hại trung bình đến nặng trên dienejt ích lúa mùa trung, tỷ lệ hại trung bình 5-16%, cao 24-40%, cục bộ 60%, cấp bênh chủ yếu cấp 3,5,7. Tổng diện tích đã được phòng trừ 471ha. Hiện tại tổng diện tích nhiễm 149,1ha, trong đó nhiễm nhẹ 74,6ha, nhiễm trung bình 49,7ha, nhiêm nặng 24,8ha.
* Dự báo: Bênh tiếp tục phát triển gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện tích lúa ngậm sữa chắc xanh.
Ngoài ra: Sâu đục thân, nhện gié hại nhẹ. Cần chú ý đề phòng thời tiết mưa bão bệnh đốm sọc vi khuẩn, bênh bạc lá, đen lép hạt gây hại cục bộ nhẹ.
· BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
- Rầy các loại:
Ruộng có mật độ trên 1500 con/m2 (30 con/khóm) dùng thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Giai đoạn này cây lúa có khả năng lưa dẫn kém, để phòng trừ có hiệu quả cần sử dụng bằng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Bassa, Trebon, Superista kết hợp với Pernalty….để tăng hiệu quả diệt trừ; phải rẽ băng rộng 0,8-1m và phun kỹ vào gốc lúa, đảm bảo đủ lượng nước thuốc, phun kỹ 2-3 bình 10-12 lít/sào.
- Bệnh khô vằn:
Ruộng có tỉ lệ dảnh hại trên 20% cần phun thuốc đặc trị như: Lervil, Anvil, Validacin, Jinggangmeisu... Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
Lưu ý: Ruộng bị cả bọ rầy và bệnh khô vằn gây hại có thể hỗn hợp 2 loại thuốc trên để phun phòng trừ.
Ngoài ra phun phòng trừ ổ bệnh đốm sọc vi khuẩn, đen lép hạt, ... bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
Phụ trách trạm:
Đặng Thị Thu Hiền