THÔNG BÁO SÂU BỆNH KỲ 10/3
Hạ Hòa - Tháng 5/2009

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV HẠ HOÀ


Số: 04/ TB- BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hạ Hoà, ngày  10  tháng  03  năm 2009

THÔNG BÁO

Dự báo tình hình sâu bệnh trong cao điểm vụ chiêm xuân 2008 - 2009

và biện pháp kỹ thuật phòng trừ

I. Dự báo tình hình sâu bệnh trong cao điểm vụ chiêm xuân 2008 - 2009:

Kết quả điều tra và diễn biến sâu bệnh trong thời gian qua thì cao điểm sâu bệnh vụ chiêm xuân 2008 - 2009 sẽ trong tháng 4 và tháng 5 năm 2009, mức gây hại lớn hơn vụ chiêm xuân 2007 - 2008. Diễn biến các đối tượng gây hại chủ yếu như sau:

1. Rầy nâu:

          - Trong tháng 3 rầy nâu đang phát triển và tích luỹ, rầy cám lứa 1 mật độ thấp nên không phòng trừ bằng thuốc hoá học.

          - Trung tuần tháng 4 và trung tuần tháng 5 rầy cám lứa 2 và lứa 3 sẽ ra rộ với mật độ cao sẽ gây hại lúa chiêm xuân giai đoạn làm đòng - trỗ - trắc xanh - chín mức hại trung bình đến nặng, cục bộ gây cháy chòm.

2. Bệnh khô vằn:

Phát triển nhanh trên các trà nhất là giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng - trỗ - chín, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng dầy cây, bón phân muộn, bón phân không cân đối.

3. Sâu cuốn lá nhỏ:

          - Trưởng thành lứa 1 ra rộ từ 15 - 20 tháng 3; sâu non ra rộ gây hại từ 20 trở đi mức hại nhẹ đến trung bình.

          - Trưởng thành lứa 2 ra rộ trung tuần tháng 4; trưởng thành lứa 3 ra rộ trung tuần tháng 5; sâu non ra rộ và gây hại cuối tháng 4 và tháng 5 mức hại trung bình, cục bộ hại nặng.

4. Bệnh đạo ôn:

          Đầu tháng 3 đạo ôn lá đã phát sinh và gây hại nhẹ, đề phòng thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá phát triển nhanh và gây hại cuối tháng 3 và trong tháng 4; đạo ôn cổ bông gây hại trong tháng 5 mức hại nhẹ đến trung bình.

5. Bọ xít dài:

          Hại nặng cục bộ (trên ruộng trỗ sớm của trà sớm; trên ruộng trỗ muộn của trà muộn )

6. Các đối tượng khác:

 Bệnh vàng lá sinh lý, bệnh bạc lá, sâu đục thân, cào cào châu chấu, chuột…gây hại nhẹ rải rác, cục bộ hại trung bình.

II. Biện pháp phòng trừ:

          Cao điểm sâu bệnh hại lúa chiêm xuân 2008 - 2009 là trong tháng 4 và tháng 5 đề nghị các cấp, các ngành cần tập trung cao độ cho việc tổ chức chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.

1. Biện pháp tổ chức chỉ đạo:

          Đề nghị UBND các xã, thị trấn các phòng ban chuyên môn, các đoàn thể nhân dân phối hợp chỉ đạo, tổ chức và đôn đốc việc phòng trừ sâu bệnh ở cơ sở; cụ thể là hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các ổ sâu bệnh đến và vượt ngưỡng.

2. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

2.1. Rầy nâu:

Trên ruộng có mật độ trên 1500con/m2 sử dụng thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Admire 050EC, Midan 10WP để phun trừ. Chú ý giai đoạn lúa chắc xanh - trỗ dùng thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC để phun trừ (phải rẽ băng).

2.2. Bệnh khô vằn:

 Khi tỷ lệ dảnh hại trên 20% dùng thuốc validacin 5L, Vida 5EC, Anvil 5EC, Lervil 50EC, Tilvil 50EC, Jingangmeisu 3SL, 5WP để phun trừ.

2.3. Sâu cuốn lá nhỏ:

Trên các ruộng có mật độ sâu non trên 20con/m2 lúa giai đoạn đứng cái làm đòng; trên 50con/m2  đối với lúa đang đẻ nhánh, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu phun trừ như: Regent 800WG, Padan 95SP, Actamec 40EC, Regal 50EC, 800WG, Rigell 800WG.

2.4. Bệnh đạo ôn:

Trên các ruộng đã nhiễm bệnh phải ngừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trên ruộng. Khi tỷ lệ lá hại trên 10% hoặc 5% cổ bông dùng thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP, New hinosan 30EC để phòng trừ.

2.5. Bọ xít dài:

          Trên ruộng trỗ mật độ 6 con/m2 trở lên dùng thuốc Fastac 5EC, Bestox

5EC, Địch bách trùng 90SP để phun trừ.

2.6. Sâu đục thân 2 chấm:

          - Biện pháp thủ công là vợt bướm, cắt dảnh héo.

          - Biện pháp hoá học: Khi mật độ cao (0,5ổ trứng/m2)dùng thuốc Regent 800WG, Padan 95SP để phun trừ khi sâu non mới nở.

2.7. Bệnh sinh lý:

Cần đưa nước ngay vào ruộng bị hạn, ruộng có tỷ lệ lá hại trên 40% dùng thuốc Antracol 70WP, hoặc phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng (phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì) kết hợp bón các loại phân khác còn thiếu.

2.8. Bệnh bạc lá:

           Trên ruộng đã nhiễm bệnh phải ngừng bón phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, khi tỷ lệ lá hại trên 20% dùng thuốc Starner 20WP, Sasa 20WP, Xanthomic 20WP để phun trừ.

2.9. Các đối tượng khác:

          Khi sâu bệnh đến và vượt ngưỡng dùng thuốc đặc hiệu có trong danh mục để phun trừ.

* Lưu ý: Khi sử dụng thuốc phải đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ liều lượng./.

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục BVTV Phú Thọ (b/c);

- VP huyện uỷ, VP UBND huyện;

- Phòng nông nghiệp, Trạm KN, Đài TT;

- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN,

Ban tuyên giáo;

- 33 xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

Phạm Quang Thông

Các thông báo sâu bệnh khác
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Loading...