CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV HẠ HOÀ
Số: 03/ TB- BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hạ Hoà, ngày 02 tháng 03 năm 2009
|
THÔNG BÁO
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 03/2009
và biện pháp kỹ thuật phòng trừ
I. Dự báo tình hình sâu bệnh hại cây trồng tháng 03/2009:
Từ trung tuần đến cuối tháng 02 thời tiết ấm dần lên, thuận lợi cho cây trồng nói chung và lúa chiêm xuân nói riêng sinh trưởng phát triển tốt đồng thời cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh gia tăng và phát triển.
1. Trên lúa:
- Ốc bươu vàng: Phát sinh và tiếp tục gây hại trên diện rộng mức hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Bệnh đạo ôn: Nguồn bệnh đã có trên đồng ruộng, điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ cao bệnh đạo ôn lá xuất hiện gây hại trên trà chiêm đầm, xuân sớm, mức hại nhẹ đến trung bình.
- Bọ trĩ, ruồi đục nõn: Gây hại trên các trà, hại mạnh trên trà xuân muộn.
- Các đối tượng khác: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy, bọ xít đen, cào cào, châu chấu, chuột hại trên diện hẹp, mức hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên các ruộng ven đồi, gò, gần khu dân cư, ruộng mới gieo.
2. Trên ngô xuân:
Sâu xám, châu chấu, chuột hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.
3. Trên rau:
Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy, rệp, bệnh thối nhũn, bệnh sương mai, bệnh đốm vòng gây hại nhẹ đến trung bình.
4. Trên chè:
Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh thối búp hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng.
5. Trên cây ăn quả và cây lâm nghiệp:
Bệnh héo ngọn, khô cành, câu cấu, nhện lông nhung, bọ xít… gây hại nhẹ đến trung bình.
II. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:
1. Trên lúa:
- Ốc bươu vàng:
+ Bin pháp thủ công: Trên những ruộng trũng nước có thể cắm nhiều cọc tiêu dọc theo bờ ruộng nước để thu thập và diệt trừ các ổ trứng OBV. Dùng các loại bẫy như lá đu đủ, lá sắn, lá xoan, lá chuối, lá khoai lang, bắp cải… hoạch sơ mít đặt theo hàng trong ruộng, ẩn xuống dưới nước để OBV bám vào, sau đó theo bẫy thu gắt ốc và tiêu diệt.
+ Biện pháp hoá học: Khi mật độ OBV cao trên 3 con/m2; hoạch ruộng lúa trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc hoá học Clodansuper 700WP. Pha 10g thuốc/1 bình 10 – 12 lít phun cho 1 sào. Nên phun vào lúc sáng sớm hoạc chiều mát là lúc OBV hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc. khi phun thuốc nên giữ nước trong ruộng xăm xắp ( 3 – 5 cm) để thuốc phân tán đều, sau khi phun cần giữ nước trên trong vòng 5 ngày để kéo dài hiệu lực diệt ốc.
- Bệnh đạo ôn lá: Ruộng bị bệnh không được bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trên ruộng. khi tỷ lệ hại trên 5% dùng thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP, New Hinosan 30EC, Kasai 21,2WP.
- Bọ trĩ: Chăm sóc cho lúa sinh trưởng nhanh chỉ phun thuốc phòng trừ trên ruộng có mật độ cao từ 5000con/m2, bằng các loại thuốc Regent 800WP, Regell 800WG, Actara 25WG.
- Theo dõi diễn biến các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy, bọ xít đen, cào cào, châu chấu, chuột và các đối tượng khác để phòng trừ kịp thời.
2. Trên ngô: Diệt sâu xám, châu chấu bằng biện pháp thủ công.
3. Trên rau:
Chăm sóc rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho rau, đảm bảo thời gian cách ly.
4. Trên chè:
Phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh thối búp bằng các loại đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.
5. Cây lâm nghiệp và cây ăn quả:
Theo dõi diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại, phòng trừ kịp thời bệnh héo ngọn, khô cành cây keo; cắt bỏ những cành bị bệnh, dùng thuốc Binhconil75WP, Cavil 60WP để phòng trừ./.
Nơi nhận:
- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);
- Chi cục BVTV Phú Thọ (b/c);
- VP huyện uỷ, VP UBND huyện;
- Phòng kinh tế, Trạm KN, Đài TT;
- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN,
Ban tuyên giáo;
- 33 xã, thị trấn;
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
Phạm Quang Thông
|