I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt độ: Trung bình 18 - 200C, Cao 22 - 240C, Thấp 14 - 160C,
Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng nhẹ, đêm và sáng trời rét. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
Mạ xuân
|
Diện tích: 564,4 ha
|
Sinh trưởng: Mới gieo - 4 lá
|
Lúa xuân sớm
|
Diện tích: 1.075 ha
|
Sinh trưởng: Bén rễ - hồi xanh
|
Lúa xuân trung
|
Diện tích: 3.386,2 ha
|
Sinh trưởng: Mới cấy
|
Cây rau
|
Diện tích: 1336,2 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển thân lá - thu hoạ ch
|
Cây ăn quả
|
Diện tích: 1.487 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển thân cành
|
II, NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
1. Trên mạ xuân:
- Bệnh sinh lý: gây hại nhẹ đến trung bình; tỷ lệ hại phổ biến 0,2 – 12,3%, cao 30%
- Ngoài ra: Rầy các loại, chuột gây hại rải rác.
2. Trên lúa xuân sớm, xuân trung:
- Ốc bươu vàng: hại nhẹ đến trung bình; mật độ phổ biến 0,3 – 1,4 com/m2, cao 4 com/m2 (Việt Trì).
- Ngoài ra: Bệnh sinh lý gây hại nhẹ.
3. Trên rau: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh đốm vòng gây hại nhẹ trên rau cải.
4. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, rệp muội gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư gây hại rải rác trên cây nhãn, vải.
5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, khô cành phát sinh gây hại nhẹ trên cây keo.
III, DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Trên mạ xuân: Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, bệnh sinh lý tiếp tục phát sinh và gây hại trên những ruộng mạ mới gieo, mạ không che phủ nilon, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Ngoài ra: Rầy các loại gây hại nhẹ, chuột hại cục bộ.
2. Trên lúa xuân sớm, xuân trung: Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài bệnh sinh lý phát sinh hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Ngoài ra, ốc bươu vàng, chuột hại cục bộ.
3. Trên rau: Bệnh sương mai, bệnh đốm vòng, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, gây hại nhẹ trên cây rau cải.
4. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân đục cành, rệp, muội gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư gây hại rải rác trên cây nhãn, vải.
5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, khô cành phát sinh gây hại nhẹ trên cây keo.
IV, ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Trên mạ: Che phủ nilon phòng chống rét cho mạ để hạn chế bệnh sinh lý. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên lúa xuân sớm, xuân trung: Duy trì đủ lượng nước trong ruộng nhằm chống rét cho lúa để hạn chế bệnh sinh lý. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sớm khi thời tiết ấm; không cấy và bón thúc đẻ vào những ngày trời rét, nhiệt độ dưới 150C.
3. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- LĐCC;
- Lưu: KT.
|
KT.CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Phạm Văn Hiển
|