thông báo sâu bệnh cây vụ đông 2013
Cẩm Khê - Tháng 9/2013

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV CẨM KHÊ


               Số: 15 /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


            Cẩm khê,  ngày 16 tháng 09 năm 2013

   

THÔNG BÁO

Tình hình sâu, bệnh hại cây trồng vụ đông.

Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ.

      Để chủ động chỉ đạo, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ đông kịp thời, hiệu quả, trạm BVTV hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh với các nội dung sau.

1. Trên cây ngô:

      * Sâu xám: Gây hại chủ yếu giai đoạn ngô non từ mọc-3 lá. Gây hại mạnh trên chân đất cát pha, tơi xốp, rễ thoát nước, trong điều kiện nhiệt độ mát ( 21-230c).

     Biện pháp phòng trừ: Dùng đèn soi bắt sâu vào buổi tối hoặc sáng sớm khi sâu đang trên cây chưa chui suống đất.

    Khi mật độ sâu 2 con/m2 hoặc 10% cây hại, sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Sumithion 50EC, Shertin 10EC, Ofatox 400EC/400WP, Karate 2, 5EC...

      * Rệp : phát sinh gây hại mức nhẹ- TB, cục bộ hại năng khi gặp điều kiện thời tiết hanh khô, giai đoạn cây ngô xoáy nõn, trỗ cờ, phun râu.

        Biện pháp phòng trừ:Khi tỷ lệ cây bị rệp hại từ 30%  trở lên, dùng các loại thuốc vị độc, tiếp xúc, thuốc lưu dẫn như Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Sherzol 50EC…

      *Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại gây hại khi gặp điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài mức hại nhẹ -TB, cục bộ hại nặng những ruộng gieo quá mau, bón nhiều đạm.

       Biện pháp phòng trừ:: Trên ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20%, ngừng bón các loại phân hóa học, sử dụng một trong các loại thuốc: Cavil 50SC, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Lervil 5SC, ...để phun trừ

      * bệnh đốm lá: Phát sinh gây hại mức nhẹ- TB trên diện tích ngô, đất bí, mưa ẩm nhiều, không thoát nước, thiếu dinh dưỡng…

      Biện pháp phòng trừ:: Trên ruộng có tỷ lệ cây hại trên 30%, ngừng bón các loại phân hóa học, sử dụng một trong các loại thuốc: Anvil 5SC,Tilt Super 300ND, Lervil 5SC, ...để phun trừ

  * Chuột: Hiện nay mật độ chuột trên đồng ruộng tương đối cao, vì vậy sau thu hoạch vụ mùa, chuột tập trung gây hại mạnh các cây trồng vụ đông, suốt cả vụ,                  

      Biện pháp phòng trừ: Phát động một đợt diệt chuột tập chung, sớm ngay sau thu hoạch lúa mùa, bằng mọi biện pháp tổng hợp, lúc này nguồn thức ăn thu hẹp, chuột co cụm rễ tiêu diệt.

        Ngoài ra: Bệnh sinh lý, chân chì huyết dụ, Sâu cắn lá, Sâu đục thân, đục bắp, bệnh lùn sọc đen… gây hại nhẹ- TB.

   2. Trên cây đậu tương:

       * Bệnh gỉ sắt:  Bệnh do nấm gây ra, phát triển mạnh từ khi đậu tương ra hoa làm cho lá khô vàng và rụng hoàng loạt.

     Biện pháp phòng trừ:: : Sử dụng các giống đậu tương kháng hoặc nhiễm nhẹ bệnh như:  Đt 94, ĐT 95... Luân canh với các cây không phải họ đậu, tốt nhất là luân canh với lúa nước, gieo trồng mật độ hợp lý, chăm sóc đúng kỹ thuật,

     Trên ruộng có tỷ lệ cây bị bệnh hại trên 30%,  sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Copper B, Bentate, Tiptop 250EC…

       * Bệnh lở cổ rễ Do nấm gây hại phần gốc thân sát với mặt đất làm cho gốc bị thối dần và gẫy gục những lá non vẫn xanh nên còn gọi là bệnh héo xanh. Bệnh gây hại nặng những ruộng đọng nước, ẩm ướt, độ ẩm cao, mật độ quá mau

       -  Biện pháp phòng trừ: Thực hiện tốt chế độ luân canh với cây trồng không thuộc họ đậu. Không để ruộng đậu tương quá ẩm và mật độ quá dày. Nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ.

     Khi trên ruộng có từ 5% số cây bị bệnh Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: Starner, Carabenzim 500 Fl, Daconil…Để phun trừ.

      * Dòi đục lá,đục thân: Dòi đục gân lá, cuống lá rồi đục vào thân. Dòi gây hại làm cho cây giảm quang hợp, nếu bị nặng cây con bị chết ở giai đoạn 15 - 30 ngày tuổi.

     Biện pháp phòng trừ: khi có 10% lá bị ruồi hại, Sử dụng thuốc đặc hiệu như: Regent 800WP, Tango 800WG; 50EC, Virtako 40WG, Finico 800 WG; Rigell 800 WG, …   

        * Sâu đục quả.Thường xuất hiện gây hại khi ra hoa, có quả non, làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt đậu tương.

       Biện pháp phòng trừ: Cần phát hiện sớm để trừ diệt khi mật độ sâu còn thấp khi có 10% cây bị hại. dùng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Regent 800WP, Tango 800WG; 50EC, Virtako 40WG, Finico 800 WG; Rigell 800 WG. Nếu mật độ sâu cao cần phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày  

     Ngoài ra theo dõi phòng trừ: rầy xanh, rệp, bọ trĩ, sâu cuốn lá…

    3. Cây khoai tây.

       * Nhện trắng: Xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm, chúng rất nhỏ, mắt thường khó nhìn thấy, tập trung ở mặt sau lá chích hút dịch lá. Nhận biết khi lá và ngọn cây quăn lại chuyển màu tím tái.

        Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc: Aremec 36EC, Shepatin 36EC, Silsau 10WP, Soka 25EC, Ortus 5SC ... phun trừ, theo hướng dẫn trên bao bì

      * Bọ trĩ: Cơ thể cũng rất nhỏ, mầu vàng, dài khoảng 1 - 2 mm, nằm ở mặt dưới lá non. Chúng chích hút dịch lá ở các đường gân lá, làm cho lá bị khô và chết. Nhiều khi nhện và bọ trĩ cùng xuất hiện gây hại nặng giai đoạn cây còn non.

     Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc: Dylan 2EC, Actatoc 200 WP, Reasgant 1.8EC, Confidor 100 SL, Actamec 20EC... phun theo hướng dẫn trên bao bì.

     * Rệp sáp: Khi mới nở màu trắng hồng hay vàng nhạt. Trưởng thành hình bầu dục, dài 4 mm, mắt thường dễ nhìn thấy, gây hại mạnh khi khoai tây 30 – 60 ngày tuổi. Chúng tụ tập phần ngọn, nách lá, mặt dới lá để chích hút dịch làm cho mầm thui, lá khô. Rệp còn là môi giới truyền một số bệnh do vi rút.

      Biện pháp phòng trừ Sử dụng thuốc:Reasgant 1.8EC; Shepatin 18EC; Scorpion18 EC; Actamec 20EC; Actatoc 200WP; Bestox 5EC; Fastac 5 EC... phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

     * Bệnh mốc sương (sương mai) do nấm gây nên. Vết bệnh có màu nâu. Nếu trời ẩm ướt thì mặt dưới lá có một lớp mốc trắng, còn trời khô lạnh thì vết bệnh khô lại, trường hợp bị nặng bệnh xâm nhập xuống củ làm cho củ teo khô và thối ướt. Nhiệt độ 10 - 250C, mưa phùn kéo dài, trời nhiều mây mù, độ ẩm không khí cao, ruộng khoai ẩm ướt thì bệnh dễ phát sinh phát triển.     

     Biện pháp phòng trừ: Để hạn chế bệnh nên sử dụng củ giống sạch bệnh, không để ruộng quá ẩm, bón vôi bột khi trồng. Sử dụng thuốc: Ridomil Gold 68WP; Score 250EC; Zinep Buld ... phun ngay khi bệnh mới xuất hiện.

     * Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây nên. Cây bị bệnh, lá và thân cây vẫn xanh, nhưng héo rũ đột ngột như nhúng nước nóng. Bị nặng, gốc cây và củ thối nhũn, trong có chất nhầy dính, mùi hôi. Nguồn bệnh có thể từ củ giống; nguồn nước tưới có vi khuẩn; bón phân chuồng tươi...Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, đất quá ướt là điều kiện tốt cho bệnh phát triển.

        Biện pháp phòng trừ:  Hạn chế bệnh là sử dụng củ giống sạch bệnh, luân canh khoai tây với lúa nước, không bón phân tươi, khi có mưa to phải tháo kiệt nước. Nhổ bỏ toàn bộ cây bệnh (cả củ) đem tiêu huỷ và rắc vôi vào gốc cây bệnh. Sử dụng thuốc: PN-Balacide 32WP; Stifano 5.5SL; Fulhumaxin 5.15 SC phun ngay khi bệnh mới xuất hiện.

     * Ngoài ra cây khoai tây còn gặp một số bệnh do virus gây nên như: - Virus xoăn lùn làm cho lá bị xoăn lại, cây còi cọc, thấp lùn; bị nhẹ lá nhăn lại, có màu xanh đậm, nhạt xen kẽ, phiến lá gồ ghề, củ nhỏ, ít củ.tuy không làm cây chết nhưng ảnh hưởng năng suất tới 40%.

  -Virus cuốn lá làm cho lá phía dưới cong lên, màu sắc lá trở thành vàng nhạt hoặc tím tía, đỏ; lá dễ bị gẫy ròn. virus khảm lá cũng làm giảm năng suất từ 10 -15 %, phiến lá có những vết đốm mầu vàng nhạt xen với mầu xanh tạo thành vết khảm lốm đốm. Nhìn chung các loại bệnh do virus là không có thuốc chữa, biện pháp chính là phòng bệnh: Sử dụng củ giống sạch bệnh; luân canh khoai tây với lúa nước; sử dụng phân chuồng hoai mục, bón vôi bột khi trồng. Diệt trừ tác nhân truyền bệnh như các loại rệp, bọ phấn. Phát hiện sớm cây bệnh nhổ bỏ và tiêu huỷ. Bón đầy đủ dinh dưỡng, tưới đủ ẩm giúp cây sinh trưởng khoẻ tăng khả năng đề kháng bệnh.

     Chú ý: Sử dụng thuốc BVTV đảm bảo AN TOÀN- HIỆU QUẢ,theokỹ thuật 4 đúng ( Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ-liều lượng, đúng cách.), đảm bảo thời gian cách ly.

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND (B.C)

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện.( B.C)

- Chi cục BVTV Phú thọ; (B.C)

- Các cq liên quan; (P.H);

- Các đại lý thuốc BVTV: ( T.H)

- Các xã, TT; (T.H)

- L­ưu:

               TRẠM TRƯỞNG

    

          

               Nguyễn Văn Minh

Các thông báo sâu bệnh khác
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Cẩm Khê
Loading...