CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TX. PHÚ THỌ
Số: 02/PA – BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú thọ, ngày 01 tháng 02 năm 2010
|
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ THỰC VẬT
VỤ MÙA CHIÊM XUÂN NĂM 2010
Nhằm chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, bảo vệ an toàn cho sản xuất vụ chiêm xuân. Trạm BVTV Phú thọ xây dựng và triển khai phương án BVTV vụ chiêm xuân 2009- 2010, với các nội dung sau đây:
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2010:
1. Tình hình thời tiết:
- Theo nhận định của trung tâm Dự tính khí tượng thuỷ văn Trung ương, vụ đông xuân năm nay, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp. Nhận định chung là một vụ có nền nhiệt độ cao hơn TBNN, từ giữa tháng 11/2009-đầu tháng 4/2010 lượng mưa thấp hơn TBNN, gây hạn trên diện rộng. Cả vụ có 3-4 đợt rét đậm, rét hại tập trung trong tháng 1 đến giữa tháng 2, số giờ nắng sấp sỉ TBNN, thời tiết âm u thiếu nắng tập trung trong tháng 3
- Tình hình thời tiết như trên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gieo cấy vụ chiêm xuân, tình hình sinh trưởng, phát triển cây trồng và là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát các dịch sâu bệnh hại lúa như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám, chuột, bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít , bệnh đạo ôn, bệnh sinh lý, bênh khô vằn, bệnh bạc lá…Đặc biệt khả năng bùng phát bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen.
2. Cây trồng:
- Cây lúa:
Căn cứ tình hình, đăc điểm đất đai, trên cơ sở kế hoach sản xuất chung của UBNN thị và hướng dẫn bố trí cơ cấu giống, thời vụ, vụ chiêm xuân . Cơ cấu thời vụ và giống lúa bố trí như sau:
Tổng diện tích gieo cấy 1060 ha. Trong đó lúa lai 200 ha, lúa CLC 50 ha
+ Trà xuân sớm: Bố trí 5-7% diện tích bằng các giống lúa Xi23, DT10, DT13 gieo mạ từ 20-25/11 cấy từ 5-10/01. Cấy chân đất sâu trũng
+ Xuân muộn trà đầu cấy chân đất ngoài công trình thuỷ lợi: Bố trí khoảng 10% diện tích bằng các giống lúa lai, KD, Q5, gieo từ 25/12 cấy từ 15/1 hoăc gieo thẳng từ 10 đến giữa tháng 1 để có thể thu hoạch trước 21/5 (Tránh nước tiểu mãn).
+ Trà muộn : Trên 80% diện tích cấy bằng các giống lúa ngắn ngày có năng xuất cao như: Lúa lai, lúa CLC, KD18, DT122, Q5…Gieo 20-25/1 cấy mạ 3-3,5 lá hoặc gieo thẳng vào đầu tháng 2( từ 4 - 10/2)
- Cây ngô xuân : Diện tích 200 ha, gieo trồng các giống P60, LVN4, LVN 9,…
- Cây rau các loại : 125 ha, cơ cấu giống chủ yếu Xu hao, cải bắp, súp lơ, hành tỏi, rau gia vị…
- cây trồng khác: Cây đậu tương diện tích 20 ha, gieo trồng bằng các giống DT84, DT2000, AK 06…. Đỗ đậu các loại 50 ha, lạc 235 ha, sắn 250 ha.
Nhận định chung: Cơ cấu giống, thời vụ, vụ chiêm xuân năm nay tương ứng như sản xuất vụ chiêm xuân năm 2009. Đây vẫn là một cơ cấu nhiễm sâu bệnh .
II. MỤC TIÊU CÔNG BVTV VỤ CHIÊN XUÂN NĂM 2010
1. Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện và DTDB sâu bệnh từ thị đến cơ sở. Dự báo chính xác tình hình diễn biến sâu bệnh hại. Chủ động phòng trừ bảo đảm an toàn cho 1940 ha cây trồng vụ chiêm xuân trong đó: Lúa 1060 ha , ngô 200 ha , rau xanh 125 ha, cây trồng khác 555 ha. Hạn chế thiệt hại do sâu bệnh trên lúa dưới 5%, Cây trồng khác dưới 7%.
2. Tiếp tục triển khai, ứng dụng rộng rãi biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, triển khai mô hình trình diễn diện rộng về hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, diện tích 4 ha trở lên. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho trên 500 lượt nông dân và KN cơ sở.
3. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống KN-BVTV cơ sở
4. Thực hiện tốt công tác QLNN về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn. Quản lý tốt mạng lưới cửa hàng, đại lý thuốc BVTV thực hiện kinh doanh đúng pháp luật, bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc đặc hiệu phục vụ sản xuất.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH:
Nhận định chung: Vụ chiêm xuân năm nay sâu bệnh phát sinh gây hại mức trung bình, cục bộ nặng đến rất nặng. Các đối tượng quan trọng là rầy các loại, SĐT, bọ trĩ, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đặc biệt cảnh giác với bệnh vàng lùn, lùn soắn lá, lùn sọc đen có khả năng bùng phát gây hại lúa chiêm xuân.
Dự báo diễn biến một số đối tượng sâu bệnh hại chính như sau:
A. CÂY LỦA:
1- Sâu đục thân lúa: Trong vụ có 2 lứa gây hại :
+ Lứa 1: Trưởng thành ra từ đầu đến giữa tháng 3, sâu non gây dảnh héo trên tất cả các trà lúa, giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái. Sâu cú mèo gây hại phổ biến và nặng hơn sâu 2 chấm. Mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.
+ Lứa 2: Trưởng thành ra xung quanh 10/5, sâu non gây bông bạc trên trà xuân muộn. mức độ hại nhẹ đến trung bình. Bị hại nặng đến rất nặng trên những ruộng xuân muộn cấy sau, có thời gian đòng già đến trỗ xung quanh 10/5 trở đi
2. Rầy các loại: Trong vụ có 3 lứa rầy…cùng phát sinh gây hại lúa chiêm xuân:
- lứa 1: Rầy phát sinh từ đầu giữa tháng 3, gây hại nhẹ đến rất nhẹ trên trà xuân sớm. mật độ phổ biến 10- 15c/m2, cao 50 c/m2. Lứa rầy này không gây ảnh hưởng đến lúa.
- Lứa 2: Rầy phát sinh từ đầu giữa tháng 4, gây hại nhẹ - trung bình. Trên trà xuân sớm, mật độ phổ biến 150-300 c/m2, cao 800-1500c/m2, cục bộ trên 2000 c/m2. Trên lúa xuân muộn rầy hại nhẹ, mật độ phổ biến 50-80c/m2, cao 150-200 c/m2, cục bộ 500-750 c/m2
- Lứa 3: Rầy phát sinh đầu đến giữa tháng 5, đây là lứa rầy rất quan trọng có khả năng gây cháy rầy trên tất cả các trà lúa từ khoảng 10/5 đến cuối tháng. Trên trà sớm mật độ trung bình 500-700 c/m2, cao 3000-5000 c/m2, cục bộ trên 10000 c/m2. Trên trà xuân muộn, mật độ phổ biến 250-300 c/m2, cao 1500-2000c/m2, cục bộ 8000-10000 c/m2.
3. Ruồi, bọ trĩ: Phát sinh giữa tháng 2, phát triển và gây hại mạnh từ cuối fháng 2 đến giữa tháng 3. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng đến rất nặng trên những ruộng xuân muộn gieo cấy sau, ruộng bị bệnh sinh lý hồi phục chậm.
4. Bệnh đạo ôn:
- Đạo ôn lá: Phát sinh cuối tháng 2 đầu tháng 3, phát triển gây hại mạnh từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng trên giống nhiễm như lúa nếp, DT, lúa lai, Xi23…và những ruộng gieo cấy dầy, bón đạm mất cân đối .
- Đạo ôn cổ bông: Bệnh phát sinh gây hại trên cổ bông từ khi lúa trỗ đến chăc xanh. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng đến rất năng trên những ruộng bị đạo ôn lá.
5. Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh từ giữa tháng 3, phát triển lây lan gây hại mạnh trong tháng 4 đến giữa tháng 5. Bệnh hại trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng cục đến rất nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 8-12%, cao 30-40%, cục bộ trên 70%.
6. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen: Đây là các bệnh nguy hiểm trên lúa, bệnh do virus gây hại làm cho cây lúa lùn, mọc nhiều chồi, lá xoè ngang, nhiều lá biến dạng, ngọn lá soăn lại, lúa không trỗ hoặc trỗ không thoát, lép lửng cao ảnh hưởng lớn đến năng xuất. Hiện chưa có thuốc chữa trị. Mô giới lan truyền bệnh là rầy các loại (rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ, rầy xanh ). Với mô giới và nguồn bệnh đang có sẵn trên đồng ruộng, tạo nên nguy cơ phát sinh bệnh trong vụ chiêm xuân này rất cao.
7. Một số đối tượng khác:.
- Bệnh sinh lý: Bệnh sinh lý phát sinh gây hại trên những ruộng bón phân chuồng tươi, ruộng dộc chua không bón vôi, ruộng đất cát pha…Ngoài ra tình hình thời tiết cực đoan như : Rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài, sẽ làm gia tăng bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây lúa.
- Ốc bươu vàng: phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ ở mức nhẹ, cục bộ hại trung bình đến nặng trên những chân ruộng trũng, ruộng gần kênh mương dẫn nước.
- Chuôt: Có khả năng gây hai cao hơn năm 2009 cả về quy mô và mức độ. Chuột gây hại suốt vụ, song tập trung gây hại mạnh ở 2 giai đoạn chính là lúa đẻ rộ và làm đòng.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh gây hại ở mức nhẹ, cục bộ hại trung bình trên trà xuân muộn cấy sau
- Ngoài ra bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt, bọ xít, cào cào, châu chấu…gây hại rải rác.
B. TRÊN CÂY NGÔ :
1. Sâu xám: Phát sinh khoảng giữa tháng 2, gây hai mạnh từ 20/2 đến giữa tháng 3 trên ngô từ gieo đến 4-5 lá. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng trên chân đất chuyên mầu, đất cát pha.
2. Bệnh sinh lý: Gây hại nhẹ đến trung bình trên ngô giai đoạn 3- 4 lá tập trung trên những ruộng trũng khó thoát nước, ruộng đất chua.
3. Sâu đục thân: Gây hại giai đoạn ngô (7 lá- trỗ cờ- làm bắp) mức độ hại nhẹ - trung bình.
4. Bệnh hại: Bệnh rỉ sắt, đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên những ruộng trồng dày, ruộng trũng, ruộng bón nhiều đạm mất cân đối.
- Ngoài ra rệp cờ, chuột, sâu ăn lá phát sinh gâu hại ở mức nhẹ, cục bộ hại TB.
C. TRÊN RAU:
- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng đến rất nặng trên rau xuân hè. Ngoài ra bệnh thối nhũn, sương mai …phát sinh gây hại rải rác.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP:
1. Thực hiện áp dụng rộng rãi biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên các cây trồng. Hệ thống thâm canh lúa cải tiên SRI. Trong đó chú trọng thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thực hiện gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, gieo trồng tập trung giống, thời vụ trên một cánh đồng, một vùng sản xuất
- Thâm canh mạ tốt bón đầy đủ cân đối các loại phân, gieo mạ thưa, chỉ sử dụng các loại giống có chất lượng tốt thực hiện sử lý triệt để hạt giống trước khi gieo.
- Bón lót đầy đủ các loại phân, bón vôi khử chua trước khi cấy. Cấy nhỏ dảnh, nông tay mật độ hợp lý không gieo cấy quá dày.
- Chăm sóc bón phân thúc đẻ sớm kết hợp làm cỏ sục bùn. Bảo đảm nước nông thương xuyên sau cấy đến sau bón phân thúc đẻ 4-5 ngày, sau đó giữ đủ ẩm đến bón thúc đòng, giữ nước thường xuyên trong giai đoạn lúa làm đòng đến chắc xanh.
- Tích cực sử dụng các biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh như; Bắt diệt chuột, OBV, ngắt ổ trứng sâu, bấy đèn bắt bướm…
- Thực hiện thăm đồng thương xuyên nắm chắc tình hình sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu bệnh, chuột hại và các yếu tố khác để có biện pháp sử lý hiệu quả.
- Đối với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen: Là bệnh chưa có thuốc đặc trị, vì vậy cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như: Áp dụng tốt các biện pháp canh tác như đã hướng dẫn, giám sát chặt chẽ tình hình phát sinh, phát triển của rầy các loại. Phòng trừ triệt để diện tích nhiễm rầyđến ngưỡng phòng trừ. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm ổ bệnh và phòng trị kịp thời bằng biện pháp kết hợp việc phun thuốc diệt rầy với bón 20-25 kg vôi tả/sào và phun thuốc kích thích, phân bón lá.
- Đối với bệnh sinh lý nghẹt rễ, vàng lá: Thưc hiện tốt các biện pháp, kỹ thuật canh tác để phòng bệnh phát sinh. Khi phát hiện ruộng bị bệnh cần áp dụng các biện pháp cứu chữa như sau:
+ Dừng ngay việc bón các loại phân đạm, ka ly, NPK
+ Giữ mực nước săm sắp trên ruộng, bón 200-300 kg phân chuồng hoai mục , 20-25 kg vôi tả, sục bùn kết hợp phun thuốc kích thích, phân bón lá.
+ Phơi ruộng 5-7 ngày, theo dõi thấy lúa ra rễ mới, lá mới thì thực hiện các biện pháp canh tác bình thường.
2. Chỉ sử dụng thuốc đặc hiệu phòng trừ sâu bệnh khi tớí ngưỡng phòng trừ sau:
STT
|
Tên sâu bệnh
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Mật độ, tỷ lệ hại
|
1
|
S Cuốn lá nhỏ
|
Đẻ nhánh
|
50 c/m2
|
Làm đòng, trỗ bông
|
20 c/m2
|
2
|
S. Đục thân
|
Đẻ nhánh - đòng trỗ
|
0,3 ô trứng/m2, 5-10% dảnh héo
|
3
|
Rầy các loại
|
Đẻ nhánh - đòng - trỗ chín
|
1500 c/m2
|
4
|
Bọ xít
|
Đòng trỗ
|
6 c/m2
|
5
|
B. Khô vằn
|
Đẻ nhánh - đòng trỗ
|
20% dảnh hại
|
6
|
B. Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn
|
Đẻ nhánh - đòng trỗ
|
20% lá hại
|
7
|
Sâu đục thân, bắp ngô
|
Loa kèn - trỗ cờ - phun râu
|
20% cây, bắp
|
8
|
Rệp ngô
|
Các giai đoạn sinh trưởng
|
30% cây nhiễm
|
9
|
Bệnh khô vằn ngô
|
Loa kèn- trỗ cờ
|
20% cây bệnh
|
10
|
S. xanh, khoang rau
|
Các giai đoạn sinh trưởng
|
10 c/m2
|
11
|
S. Tơ, bọ nhảy
|
Các giai đoạn sinh trưởng
|
20 c/m2
|
12
|
Rệp hại rau
|
Các giai đoạn sinh trưởng
|
20% cây hại
|
13
|
B. sương mai rau
|
Các giai đoạn sinh trtưởng
|
20% cây hại
|
14
|
B. Thối nhũn, héo xanh
|
Các giai đoạn sinh trưởng
|
10% cây hại
|
V. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Xây dựng và triển khai phương án BVTV.
- Trạm BVTV Phú thọ Thị xã, xây dựng và triển
khai phương án BVTV trong toàn thị. UBND các xã, phường Trường thịnh, các HTX NN căn cứ phương án chung của thị. Xây dựng phương án phù hợp với tình hình sản xuất ở địa phương và triển khai sớm đến các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư, cơ sở sản xuất và bà con nông dân.
2. Tổ chức thực hiện:
- Trạm BVTV Phú thọ, chủ động phối hợp với phòng Kinh tế Thị xã, các cơ quan, đoàn thể liên quan chỉ đạo thực hiện phương án BVTV trên địa bàn toàn thị. Phối hợp cùng phòng kinh tế thị xã tham mưu kịp thời cho UBND Thị về chủ trương, biện pháp kỹ thuật BVTV, công tác quản lý và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ an toàn cho sản xuất.
- Đề nghị UBND các xã và phường Trường Thịnh: Tổ chức chỉ đạo công tác BVTV trên địa bàn, kiểm tra đôn đốc Tổ KN, HTX NN nắm chắc diến biến tinh hình sâu bệnh và hưỡng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh đến nông dân.
- Các HTX NN, tổ khuyến nông: Chỉ đạo đôn đốc nông dân thực hiện tốt các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, biện pháp thâm canh lúa cải tiến SRI. Các HTX nông nghiệp tổ chức, thực hiện tốt công tác dịch vụ BVTV cho nông dân, giúp nông dân phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời hiệu quả.
- Đề nghị các cơ quan, đoàn thể liên quan ở thị : Đài truyền thanh, đội quản lý thị trường, công an và các đoàn thể quần chúng, Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, Hội cựu chiến binh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với phòng Kinh tế, Trạm BVTV Phú Thọ chỉ đạo thực hiên tốt phương an này góp phần tích cực thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân của Thị xã.
Nơi nhận:
- LĐ Thị Uỷ, UBND Thị (b/c)
- Chi cục BVTV (b/c)
- Các phòng ban, đoàn thể LQ (phối hợp CĐ)
- Ban chỉ đạo PTDBNH cây trồng vật nuôi TX
- UBND các xã, phường, các HTX NN
- Lưu.
|
TRẠM BVTV PHÚ THỌ
TRẠM TRƯỞNG
Dương Thư
|