CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TRẠM BVTV TP.VIỆT TRÌ
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
|
Số: 10/BC- BVTV
|
Việt Trì, ngày 05 tháng 6 năm 2009
|
BÁO CÁO
SƠ KẾT CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT VỤ CHIÊM XUÂN 2009
Vụ chiêm xuân 2009 là vụ diễn biến về thời tiết phức tạp, đầu vụ rét đậm, đã ảnh hưởng đến tình hình STPT của mạ và lúa chiêm xuân. Sang đầu tuần tháng 3 trở đi thời tiết chuyển ấm, lượng mưa thấp, lúa chiêm xuân phát triển chậm. Từ giữa tháng 4 trở đi thời tiết nắng nóng, xen kẽ có mưa rào thuận lợi cho lúa STPT.
Cùng với diễn biến của thời tiết thì tình hình sâu bệnh vụ chiêm xuân 2009 cũng phát sinh phát triển mạnh, đặc biệt là đối tượng bọ rầy PSPT mạnh, quy mô và mức độ hại cao hơn vụ chiêm xuân 2008. Để đánh giá chính xác diễn biến tình hình sâu bệnh đến từng đối tượng và công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn thành phố. Trạm BVTV TP sơ kết công tác BVTV vụ chiêm xuân 2009 như sau:
I- TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VỤ CHIÊM XUÂN:
Vụ chiêm xuân 2009, thời tiết đầu vụ xuất hiện vài đợt rét đậm, từ giữa đến cuối vụ thời tiết nắng nóng, có mưa rào xen kẽ. Nguồn sâu bệnh chuyển vụ qua đông tuy không lớn. Nhưng điều kiện thời tiết, cây trồng rất thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại đến vụ chiêm xuân 2009. Các đối tượng chủ yếu gồm: Bọ rầy các loại, bệnh khô vằn, đạo ôn, sinh lý, chuột...
1. Diễn biến của các đối tượng sâu bệnh:
+ Diện tích nhiễm sâu bệnh trong vụ:
Đối tượng
|
Diện tích nhiễm (ha lượt)
|
Diện tích
phòng trừ (ha)
|
Nhẹ
|
Trung bình
|
Nặng
|
Rất nặng
|
Tổng
số
|
Bọ rầy
|
279
|
68
|
156
|
0,5
|
503,5
|
249
|
Bệnh khô vằn
|
479,7
|
296,5
|
138
|
|
914,2
|
598,7
|
Bệnh đạo ôn
|
15
|
|
|
|
15
|
|
Bệnh sinh lý
|
120
|
120
|
10
|
|
250
|
60
|
Chuột
|
195
|
53
|
28
|
|
276
|
115
|
ốc bươu vàng
|
30
|
|
|
|
30
|
30
|
Bệnh bạc lá, ĐSVK
|
25
|
|
|
|
25
|
|
Cộng
|
1143,7
|
537,5
|
332
|
0,5
|
2013,7
|
1052,7
|
+ Diện tích sâu bệnh thiệt hại:
Đối tượng
|
Diện tích thiệt hại (ha lượt)
|
Tỷ lệ thiệt hại (%)
|
Tổng số
|
Nhẹ - TB
|
Nặng
|
Rất nặng
|
Bọ rầy
|
112,5
|
88
|
24
|
0,5
|
0,21
|
Bệnh khô vằn
|
327
|
284
|
43
|
|
0,43
|
Chuột
|
147
|
109
|
38
|
|
0,33
|
Cộng
|
586,5
|
481
|
105
|
0,5
|
0,97
|
- Tổng diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa là 2013,7ha, trong đó diện tích nhiễm nặng: 332,5 ha (chiếm 16,5% TDTN).
- Diện tích bị thiệt hại do sâu bệnh là 586,5 ha, trong đó diện tích bị hại nặng là 105,5 ha (chiếm 18% TDTH).
- Thiệt hại do sâu bệnh vụ chiêm xuân 2009 là 0,97%. Trong đó: trà xuân sớm thiệt hại 1,53% ; trà xuân muộn thiệt hại: 0,78%.
- Cao điểm sâu bệnh chiêm xuân: Xác định từ 15/4 đến 20/5, các đối tượng gồm: bọ rầy, bệnh khô vằn, chuột...
2. Diễn biến của các đối tượng dịch hại chủ yếu:
2.1 Bọ rầy: Phát sinh phát triển mạnh trên lúa chiêm đầm, xuân sớm. Thời điểm phát sinh rầy lứa 2 từ 20 - 30/4, cao điểm gây hại từ 23/4 - 10/5. Mật độ trung bình 1800 - 2500 c/m2 , cao 5000 - 6000 c/m2 , cục bộ 12000 c/m2 ( trên lúa nếp ). Các xã điển hình gồm: Kim Đức, Vân Phú, Phượng Lâu, Thanh Đình, Hùng Lô, Thuỵ Vân... Diện tích nhiễm: 503,5 ha, trong đó nhiễm nặng 156,5 ha (CX 2008 nặng 13,6 ha). Qui mô và mức độ hại cao hơn nhiều so với vụ chiêm xuân 2008. Tuy nhiên việc thực hiện phòng trừ tương đối tốt đã hạn chế sự thiệt hại, mức thiệt hại do bọ rầy là 0,21 %NS
2.2 Bệnh khô vằn: Thời điểm Phát sinh từ đầu tuần tháng 4; Bệnh phát triển và lây lan mạnh từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5. Diện tích nhiễm 914,2 ha; trong đó nhiễm nặng 138 ha (CX 2008 nặng 63 ha). Các xã (phường) điển hình: Trưng Vương, Thanh Miếu, Thụy Vân, Sông Lô, Dữu Lâu, Thanh Đình, Bạch Hạc... Mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ nặng. Quy mô gây hại nặng và rộng hơn vụ chiêm xuân 2008. Nguyên nhân chính là điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây lúa STPT, mưa nắng thuận hoà, việc chăm sóc thâm canh cao, vẫn còn tình trạng bón phân muộn đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển và gây hại tăng nặng. Mức thiệt hại do bệnh khô vằn là 0,43 %NS
2.3 Chuột hại: phát sinh và gây hại mạnh hơn vụ chiêm xuân năm 2008 trong giai đoạn lúa đẻ nhánh - đứng cái - làm đòng, trỗ bông. Tỷ lệ dảnh hại TB 2-5.%, cục bộ 25%. Diện tích nhiễm: 276 ha, trong đó diện tích bị hại nặng 28 ha (CX 2008 nặng 20ha). Các xã, phường bị hại nhiều: Thuỵ Vân, Kim Đức, Thanh Đình, Sông Lô, Minh Nông... Nhìn chung mức độ chuột hại nặng hơn và tương đương với vụ chiêm xuân 2008. Nguyên nhân chủ yếu do Cơ sở không tổ chức được các đợt diệt chuột tập trung, không có kinh phí hoặc quĩ để triển khai chiến dịch, chỉ khoảng 30% Cơ sở duy trì diệt chuột tập trung 1 lần/vụ. Bên cạnh đó thì điều kiện cho chuột gia tăng phát triển thuận lợi.
2.4 Bệnh sinh lý: Phát sinh trên diện hẹp giai đoạn lúa chiêm xuân mới cấy gặp rét đậm hoặc một số diện tích đất cao hạn, đất chua, ruộng bị nhiễm nước thải công nghiệp... Các giống bị bệnh nặng Xi23, X21, lúa lai... Tỷ lệ dảnh hại TB 10%dh, cao 30%dh. Diện tích nhiễm 250 ha, trong đó nhiễm nặng 10 ha, các xã điển hình: Sông Lô, Thanh Miếu, Trưng Vương, Kim Đức, Hùng Lô, Thanh Đình, Minh Nông...
2.5 Bệnh đạo ôn: phát triển trên diện rộng trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, tuy nhiên tỷ lệ lá hại thấp và rải rác, nhiễm TB 1-2%lh, cục bộ ổ 70%lh. Bệnh phát triển và lây lan chậm. Giai đoạn lúa trỗ bông phát sinh rải rác đạo ôn cổ bông trên giống lúa nếp chiêm ( Thanh Đình, Thuỵ Vân...), mức tương đương với vụ chiêm xuân 2008.
* Ngoài ra: Một số đối tượng khác như: Sâu đục thân, sâu CLN, bọ xít dài, chim sẻ, châu chấu, ốc bươu vàng, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ rải rác.
II- CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH VỤ CHIÊM XUÂN 2009:
1- Chỉ đạo phòng trừ:
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2009 xuống cơ sở, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gieo cấy các gống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và triển khai một số mô hình lúa chất lượng cao.
- Ban chỉ đạo phòng chống dịch hại trên cây trồng và vật nuôi của thành phố được kiện toàn và phân công cán bộ xuống cơ sở nắm bắt tình hình sâu bệnh và đôn đốc chỉ đạo chiến dịch trong cao điểm.
- Trạm BVTV triển khai phương án BVTV vụ chiêm xuân 2009 xuống cơ sở sớm vào đầu vụ. Thực hiện tốt công tác điều tra dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời, chính xác. Xác định được quy mô, mức độ phát sinh phát triển và gây hại của từng đối tượng dịch hại chính. Thực hiện thông báo tình hình sâu bệnh và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ cụ thể xuống cơ sở, đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất.
- Tram BVTV phối hợp với phòng Kinh tế TP tổ chức các buổi đi kiểm tra nắm bắt tình hình sâu bệnh tại các cơ sở trọng điểm. Tham mưu cho UBND TP ra công văn số 620 /UBND-KT, ngày 20/4/2009, về việc tăng cường kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa chiêm xuân; Tham mưu công điện số 02 /CĐ của Chủ tịch UBND TP, ngày 24/4/2009 về việc tâp trung chỉ đạo phòng trừ bọ rầy trên lúa chiêm xuân.
- Các xã, phường thực hiện phân công cán bộ thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm bắt tình hình sâu bệnh, tham mưu cho UBND xã, phường tổ chức chỉ đạo nhân dân phòng trừ dịch hại trong cao điểm, thông báo hướng dẫn cụ thể đến hộ dân về các biện pháp phòng trừ dịch hại.
2- Kết quả phòng trừ:
- Diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng được phòng trừ (1052,7 ha) đạt 52,3% DTN, đã phòng trừ cơ bản diện tích có nguy cơ gây hại nặng như: Bọ rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh sinh lý, chuột ... Một số cơ sở đã chỉ đạo nhân dân thực hiện việc phòng trừ sâu bệnh tương đối tốt như: HTX Kim Đức, HTX Đồng Lực (Thanh Miếu), HTX Lâu Thượng ( Trưng Vương ), HTX Hùng Lô, HTX Minh Nông... Tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh trên toàn thành phố vụ chiêm xuân 2009 là 0,97% ( Tđó xuân sớm 1,53 %, xuân muộn 0,78% ), thấp hơn so với vụ chiêm xuân năm 2008 (1,12%)
- Công tác thanh kiểm tra thị trường thuốc BVTV: Trạm phối hợp với Thanh tra Chi cục, kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV tại các hộ đại lý, kiểm tra 9 lượt hộ, các hộ thực hiện đảm bảo về thủ tục và điều kiện kinh doanh. Kiểm tra các hộ sử dụng thuốc BVTV trên rau (7 hộ) xã Tân Đức, các hộ sử dụng thuốc đảm bảo kỹ thuật và thời gian cách ly.
- Công tác kiểm dịch sinh vật hại trên lúa, rau và các loại nông sản trong kho trên địa bàn thành phố đảm bảo an toàn, phát hiện đối tượng sâu bệnh thông thường, không có đối tượng KDTV gây hại.
- Công tác tuyên truyền, chuyển giao TBKHKT: Trạm phối hợp với các HTX tập huấn kỹ thuật BVTV cho nông dân 4 buổi (200 người); Phối hợp với phòng Kinh tế, hội Nông dân, hội Phụ nữ tham gia dạy nghề sản xuất rau an toàn cho hội viên ND, PN 2 lớp (110 người) xã Kim Đức và Minh Nông; Phối hợp với Phòng Kinh tế tổ chức thành công 2 lớp IPM rau đậu cho 83 nông dân xã Tân Đức;
Tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI cho 6 xã (170 lượt người tham gia); Phối hợp với khuyến nông cơ sở chỉ đạo mô hình cấy lúa SRI vụ mùa tại xã Phượng Lâu (3 ha)
3. Ưu điểm và tồn tại:
+ Ưu điểm: Công tác điều tra DTDB chính xác, thông báo tình hình và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, chỉ đạo của các cấp, các ngành đoàn thể vào cuộc có trách nhiệm. Vật tư thuốc BVTV phục vụ sản xuất đảm bảo, nông dân thực hiện phòng trừ theo đúng sự chỉ đạo chung của thành phố và cơ sở.
+ Tồn tại : Một số hộ dân chưa quan tâm đến công tác BVTV, chưa áp dụng đảm bảo quy trình sản xuất và phòng trừ sâu bệnh không đúng kỹ thuật. Một số diện tích phòng trừ kém hiệu quả hoặc không phòng trừ dẫn đến thiệt hại sâu bệnh nặng.
Các cơ sở chưa thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên về công tác BVTV, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo chung của thành phố.
Nơi nhận: TRẠM BVTV THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
- Chi cục BVTV P.Thọ (thay b/c) TRẠM TRƯỞNG
- TTTU, HĐND, UBND TP (thay b/c)
- Phòng Kinh Tế TP
- Lưu Trạm
Phạm Hùng