BÁO CÁO KẾT QUẢ
MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN(SRI)
vụ chiêm xuân năm 2010 tại Võ Miếu- Thanh Sơn
I. Đặt vấn đề:
Vụ mùa 2009 trạm BVTV huyện đã triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến tại 2 xã Cự đồng, Võ Miếu. Kết quả bước đầu cho thấy áp dụng SRI:
- Lượng giống cấy theo SRI giảm 50% so với tập quán.
- Năng suất tăng 19,5% năng xuất..
- Thuốc BVTV giảm 4 - 5 lần/vụ.
- Lãi tăng 5.071.000 đồng/ha.
Nhằm khẳng định những kết quả của vụ mùa 2009 . Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã triển khai mô hình SRI trên diện rộng hơn tại các khu của xã Võ miếu trên cơ sở đó để khuyến cáo SRI cho các vụ tiếp theo.
II. MỤC ĐíCH YÊU CẦU:
1. Mục đích :
- Nâng cao nhận thức của cán bộ kỹ thuật và nông dân của xã về kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến như: Sử dụng mạ non, cấy thưa, cấy 1 dảnh, bón thúc phân sớm, làm cỏ thủ công và điều tiết nước ở một số giai đoạn sinh trưởng.
- Xác định được hiệu quả kinh tế trong việc áp dụng Hệ thống thâm canh lúa cải tiến, tạo sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Xây dựng mô hình ứng dụng nhằm khẳng định các biện pháp kỹ thuật, rút ra những kết quả thực tế làm cơ sở để đề suất biện pháp mở rộng mô hình.
2. Yêu cầu:
- Cấy mạ non (2 - 2,5 lá).
- Cấy thưa, cấy 1 dảnh/khóm, cấy nông tay, phòng trừ cỏ dại kịp thời.
- Quản lý nước: Rút nước giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, giữ nước nông 3 - 5 cm giai đoạn sinh trưởng sinh thực.
III. THỜI GIAN, THÀNH PHẦN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI.:
1. Thời gian: Vụ xuân trên trà mùa muộn
- Ngày gieo mạ: 25/01/2010
.-Ngày cấy : 7/2/2010
2. Thành phần tham gia:
Cán bộ kỹ thuật Chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ, cán bộ kỹ thuật trạm BVTV huyện và nông dân 3 thôn( Vùng, Hà biên, Bần 2).
3. Địa điểm triển khai:
Tại khu đồng 3 thôn( Vùng, Hà biên, Bần 2). Xã võ miếu huyện Thanh sơn.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Nội dung:
- Trên cơ sở kỹ thuật của SRI, kết quả trển khai vụ mùa năm 2009 và điều tra của các hộ nông dân tiên tiến, thường đạt năng suất cao trong xã làm căn cứ xác định lượng phân bón, Mật độ cấy cho mô hình từ đó xây dựng quy trình ứng dụng SRI tại xã Võ miếu so sánh với ruộng tập quán đại trà của nông dân.
- Bố trí các thí nghiệm so sánh mật độ cấy trong khu mô hình để so sánh từ đó rút ra mật độ cấy hợp lý.
2. Chỉ tiêu điều tra, thu thập:
- Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: Ngày gieo, ngày cấy, ngày trỗ, chiều cao cây, số lá xanh, số lá vàng, số dảnh, năng suất lý thuyết, năng suất thống kê.
- Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại và thiên địch: Mật độ con/m2, tỷ lệ bệnh (%).
V. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH:
1. Xây dựng quy trình ứng dụng:
a. Làm mạ:
- Gieo: 0,1 kg/1 m2.
- Đất mạ: Trên nền đất cứng, luống rộng: 1,2 m2.
- Phân bón(1 sào mạ): 300 kg phân chuồng hoai, 15 kg NPK..
b. Cấy:
- Mật độ cấy: 35 khóm/m2, cấy 1 dảnh.
- Cấy mạ giai đoạn 2,5 lá, cấy nông tay (sâu 1,5- 2 cm). Đất được sục bùn và thoát nước tốt (bùn nhão). Khi cấy nhẹ nhàng, cây mạ ngay sau khi cấy sẽ phục hồi nhanh chóng, cứng cáp ra rễ, lá sớm..
- Cấy theo ô mắt sàng để mọi cây lúa đều có thể tiếp súc với ánh sáng mặt trời, tăng cường hiệu quả quang hợp.
c. Phòng trừ cỏ dại kịp thời
-Sục bùn kỹ để khống chế hạt cỏ nảy mầm hoặc kéo dài thời gian nảy mầm của hạt cỏ. Đảm bảo cho cây lúa phát triển hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng cho năng suất cao,
d. Quản lý nước và thông khí định kỳ cho đất
Để mực nước 1-2 cm lúc cấy, Sau bón thúc lần một 4 - 5 ngày tiến hành tháo nước, khi phân hoá đòng đến chín sáp giữ mực nước 3 - 4 cm. Khi lúa chắc xanh rút cạn nước trong ruộng để đất khô.
e. Phân bón:
* Lượng phân (kg/ha):
Loại phân
|
Ruộng SRI
|
- Phân chuồng (kg/ha)
|
8.310
|
- Vôi (kg/ha)
|
554
|
- NPK 5:10:3 (kg/ha)
|
415
|
- Đạm Urê (kg/ha)
|
166
|
- Kali (kg/ha)
|
111
|
* Cách bón, thời gian bón:
Loại phân
|
Lượng phân
|
Phương pháp bón
|
Thời gian bón
|
Ghi chú
|
- Vôi
- Phân chuồng
- Phân NPK
- Phân đạm
|
100%
100%
100%
20%
|
Bón lót sâu
|
Trước khi bừa cấy
|
|
- Kali
- Phân đạm
|
50%
50%
|
Thúc đẻ
lần 1
|
5 - 7 NSC
|
Sau khi cấy 5-7 ngày
10% dảnh mới thì bón thúc 1
|
- Kali
- Phân đạm
|
50%
30%
|
Bón đón đòng
|
TKSK
|
TKSK:là lúc 10% số dảnh cái có thắt eo đầu lá
|
2. Ruộng thí nghiệm:
a. Thí nghiệm mật độ: Gồm 4 công thức
- .Công thức 2: Mật độ 25 khóm/m2.
- Công thức 3: Mật độ 35 khóm/m2.
- Công thức 4: Mật độ 45 khóm/m2.
b, Thí nghiệm so sánh giống: Gồm 4 công thức
- Công thức 1: Cấy giống thiên nguyên ưu16
- Công thức 2: Cấy giống thi
- Công thức 3: Cấy giống thiên hương
- Công thức 4: Cấy giống 838
3. Kết quả áp dụng các biện pháp SRI:
a. Giống:
Lượng thóc giống đã gieo: Ruộng ứng dụng SRI 14 kg/ha, ruộng tập quán lúa lai 28 kg/ha, lúa thuần 28 kg/ha. Lượng giống cấy theo SRI giảm 50 so với tập quán(14kg/ha).
b. Phân bón:
Loại Phân
|
Ruộng SRI
|
Ruộng ND
|
- Phân chuồng (kg/ha)
|
8.310
|
8.310
|
- NPK 5:10:3 (kg/ha)
|
415
|
415
|
- Đạm Urê (kg/ha)
|
166
|
138
|
- Kali
|
111
|
0
|
Lượng phân bón của quy trình cân đối, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, đặc điểm giống. So với ruộng tập quán lượng phân của ruộng SRI tăng 28 kg phân đạm/ha,111 kg phân Kali /ha.
c. Điều tiết nước và làm cỏ
-Tiến hành làm cỏ sục bùn sau cấy 10 ngày kết hợp thúc phân đẻ nhánh.Sau 5 ngày Rút cạn nước để ruộng đủ ẩm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh vừa tiết kiệm nước, giảm công lấy nước ngoài ra làm cho đất khoẻ, cây khoẻ. Rút cạn nước tạo cho oxy tiếp xúc trực tiếp với đất, làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật hảo khí, giảm độ chua, giảm chất độc, tăng cường chuyển hoá các chất khó tiêu thành dễ tiêu. Kiểm tra thực tế bộ rễ của ruộng SRI rất phát triển, rễ dài và to, phát triển mạnh về cả chiều rộng và chiều sâu, tăng khả năng lấy dinh dưỡng và chống hạn. Qua theo dõi cho thấy giảm 3 lần tưới/vụ
4. Kết quả thực hiện mô hình:
a. Diện tích mô hình:
Xã Võ Miếu triển khai được 7,5 ha tại 3 khu với số hộ tham gia 163 hộ. Mô hình các khu triển khai các thí nghiệm nghiên cứu bao gồm: thí nghiệm mật độ, thí nghiệm so sánh giống, ruộng so sánh giữa tập quán và SRI.
b. Kết quả theo dõi khả năng đẻ nhánh của ruộng ứng dụng và các thí nghiệm:
Thời gian đẻ nhánh và khả năng đẻ nhánh và được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 1. Khả năng đẻ nhánh của ruộng tập quán và SRI.
Công thức
Chỉ tiêu
|
Ruộng SRI
|
Ruộng ND
|
Số dảnh cấy
|
1 dảnh
|
2 - 3 dảnh
|
Ngày bắt đầu đẻ (NSC)
|
5
|
8
|
Ngày kết thúc đẻ (NSC)
|
34
|
34
|
Số dảnh tối đa/khóm
|
13,6
|
11
|
Số dảnh hữu hiệu
|
7,8
|
7
|
Bảng 2. Khả năng đẻ nhánh của thí nghiệm mật độ cấy.
Công thức
Chỉ tiêu
|
25
khóm/m2
|
35
khóm/m2
|
45
khóm/m2
|
Số dảnh cấy
|
1 dảnh
|
1 dảnh
|
1 dảnh
|
Ngày bắt đầu đẻ (NSC)
|
5
|
5
|
8
|
Ngày kết thúc đẻ (NSC)
|
34
|
34
|
40
|
Số dảnh tối đa/khóm
|
8,3
|
10
|
9
|
Số dảnh hữu hiệu
|
8
|
9
|
6.6
|
Ruộng SRI cây lúa đẻ nhánh sớm hơn ruộng tập quán 3 ngày do ruộng SRI cấy mạ non, mạ xúc nên hồi xanh nhanh hơn. Thời gian đẻ nhánh của ruộng SRI 34 ngày, ruộng tập quán 40 ngày. Ruộng SRI bón phân theo nguyên tắc nặng đầu nhẹ cuối do đó thời gian đẻ nhánh tập trung và số bông hữu hiệu trên khóm của ruộng SRI và các công thức thí nghiệm đều cao hơn ruộng tập quán.
b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thống kê:
Để đánh giá năng suất trong mô hình, nhóm nghiên cứu tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu cấu thành năng suất như: Số bông/khóm, Số bông/m2, Số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt lép, năng suất lý thuyết, năng suất thống kê, số liệu được trình bày theo các bảng sau.
Bảng 3. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết
ruộng tập quán và ruộng ứng dụng.
Công thức
Chỉ tiêu
|
Ruộng SRI
giống NTNƯ9
|
Ruộng ND
Giống 838
|
Số bông/khóm
|
7,2
|
7
|
Số bông/m2
|
252
|
240
|
Số hạt chắc/bông
|
132
|
115,6
|
Tỷ lệ hạt lép (%)
|
11,2
|
32,4
|
Năng suất thống kê (tạ/ha)
|
63,9
|
52
|
Chênh lệch năng suất so với TQ (tạ/ha)
|
11,9
|
|
Bảng 4,. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết
thí nghiệm mật độ.
Công thức
Chỉ tiêu
|
25
khóm/m2
|
35
khóm/m2
|
45
khóm/m2
|
Số bông/khóm
|
8
|
7.2
|
6
|
Số bông/m2
|
200
|
252
|
234
|
Tổng số hạt/ bông
|
181
|
146,7
|
144,7
|
Số hạt chắc/bông
|
160
|
132
|
126,7
|
Tỷ lệ hạt lép (%)
|
11,7
|
11,2
|
12,5
|
Năng suất thống kê (tạ/ha)
|
61,4
(221kg/sào)
|
63,9
(230kg/sào)
|
57,1
(206kg/sào)
|
Chênh lệch năng suất so với TQ (tạ/ha)
|
9,4
|
11,9
|
5,1
|
Bảng 5. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết
thí nghiệm so sánh giống.
Công thức
Chỉ tiêu
|
CT1
|
CT2
|
CT3
|
CT4
|
Số bông/khóm
|
7,8
|
7,2
|
7
|
7
|
Số bông/m2
|
275
|
252
|
250
|
240
|
Tổng số hạt/ bông
|
180,5
|
146,7
|
161,3
|
153
|
Số hạt chắc/bông
|
153,4
|
132
|
138,2
|
115,6
|
Tỷ lệ hạt lép (%)
|
15
|
11,2
|
14,3
|
32,4
|
Năng suất thống kê (tạ/ha)
|
80
(292kg/sào)
|
63,9
(230kg/sào)
|
66,5
(240kg/sào)
|
52
(187,7kg/sào)
|
Chênh lệch năng suất so với TQ (tạ/ha)
|
28
|
11,9
|
13,3
|
|
Qua bảng cho thấy:
-Thí nghiệm mật độ cấy: Các công thức thí nghiệm có số dảnh hữu hiệu/khóm cao hơn ruộng tập quán, số hạt chắc/ bông của các CT cao hơn ruộng quán do cấy thưa cây được tiếp cận ánh sáng sớm nên số hạt chắc trên bông cao hơn, các công thức thí nghiệm đều cho NS gặt thống kê cao hơn năng suất ruộng TQ 5,1 -11,9 tạ/ha, trong đó công thức cấy mật độ 35 dảnh/m2 có năng suất cao nhất 63,9 tạ/ha (230kg/sào).
- Thí nghiệm so sánh giống: Các công thức công thức thí nghiệm đều cho NS thống kê cao hơn ruộng TQ từ 11,9 -28 tạ/ha. Trong đó CT cấy giống NTNƯ 16, thiên hương ưu 8 có năng suất cao nhất từ 66,5 -80 tạ/ha.
. c. Kết quả theo dõi sâu bệnh hại:
Định kỳ 7 ngày/lần. Nông dân và Cán bộ kỹ thuật, Cán bộ hợp tác xã tiến hành điều tra, theo dõi mật độ, tỷ lệ bệnh trên mô hình, các đối tượng sâu bệnh hại chính xuất hiện là rầy các loại, bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại nhẹ - TB. Ruộng tập quán do cấy dầy, cấy nhiều dảnh nên các đối tượng sâu bệnh trên phát sinh gây hại TB - nặng. Qua theo dõi ruộng ứng dụng SRI giảm 3 - 4 lần phun thuốc BVTV/vụ so với ruộng TQ.
d. Hiệu quả kinh tế:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Cán bộ kỹ thuật cùng Cán bộ hợp tác xã đã tính toán những phần chi khác nhau trên ruộng ứng dụng SRI và ruộng tập quán, kết quả cụ thể là:
Bảng 6. Hạch toán kinh tế ruộng TQ và SRI
Nội dung
|
TQ (Giống NƯ 838)
|
SRI (Giống TNƯ16)
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
- Giống (kg)
|
28
|
1.008.000
|
14
|
980.000
|
- Vôi (kg)
|
0
|
-
|
0
|
|
- NPK (kg)
|
415
|
1.454.000
|
415
|
1.454.000
|
- Urê (kg)
|
110,8
|
664,8
|
138
|
831.000
|
- Kali (kg)
|
28
|
448.000
|
110
|
1.760.000
|
- Thuốc BVTV (lần)
|
139
|
973.000
|
55
|
385.000
|
- Công phun thuốc (lần)
|
139
|
1.390.000
|
55
|
550.000
|
- Công làm cỏ (công)
|
0
|
-
|
55
|
2.750.000
|
- Công làm đất (công)
|
|
|
|
|
- Công cấy (công)
|
|
|
|
|
- Công thu hoạch (công)
|
28
|
1.960.000
|
28
|
1960.000
|
Tổng chi (đồng)
|
|
7.897.800
|
|
10.670.000
|
Tổng thu (đồng)
|
|
23.400.000
|
|
28.755.000
|
Lãi (đồng)
|
|
5.355.000
|
|
|
* ghi chú: Phần tổng thu năng suất đã qui khô
Hạch toán kinh tế: Làm theo SRI lãi so với tập quán 5.355.000 đồng/ha
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.
1. Kết luận:
Qua kết quả ruộng ứng dụng SRI và các thí nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
a. Mức độ sử dụng phân bón:
Để đảm bảo năng suất cũng như đạt được hiệu quả kinh tế cao, khi áp dụng Hệ thống thâm canh lúa cải tiến nên bón lượng phân trên một ha cơ bản như sau:
Lúa lai : Phân chuồng 8.310 kg, vôi 415 kg, NPK 415 kg, Đạm 138- 166 kg, Kali 110 - 166 kg.
b. Điều tiết nước và làm cỏ:
Nên làm cỏ sớm, sau cấy từ 5 - 7 ngày kết hợp với sục bùn và vùi phân để tăng hiệu quả của việc sử dụng phân bón.
c. Sâu bệnh hại:
Trên ruộng SRI, cấy thưa, bón phân cân đối nên lúa sinh trưởng phát triển khoẻ ngay từ đầu, cây cứng, ruộng thông thoáng nên các đối tượng sâu bệnh gây hại nhẹ hơn so với tập quán.
d. Hiệu quả kinh tế:
Ruộng làm theo SRI lãi so với tập quán 5.355.000 đồng/ha, giá thành sản phẩm thấp hơn tập quán 100 đồng/kg.
e. Cộng đồng xã hội:
Nếu áp dụng mô hình SRI trên diện rộng sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tấn thuốc BVTV, giống, nước tưới, đảm bảo môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.
Thay đổi tập quán canh tác cũ bằng biện pháp canh tác mới có hiệu quả hơn, tạo cây trồng khỏe, có sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh.
2. Đề nghị:
- Đề nghị UBND huyện Thanh Sơn hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo triển khai ứng dụng mô hình trên địa bàn của toàn huyện.
- UBND xã Võ miếu chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp triển khai mô hình ứng dụng trên địa bàn toàn xã.
- Chỉ đạo bà con nông dân tích cực tham gia ứng dụng mô hình thâm canh lúa cải tiến vào đồng ruộng của mình nâng cao năng xuất lúa, giảm chi phí sản xuất đặc biệt là tiết kiệm giống và thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c),
- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),
- Các phòng ban liên quan (p/h),
- Ban chỉ đạo sản xuất huyện,
- UBND 23 xã, TT'
- Lưu.
|
Trạm trưởng
Nguyễn Thị Hải
|