I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TỪ NGÀY 15-25/7/2013. DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
a. Hiện tại: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ đã ra rộ và đẻ trứng mạnh, mật độ bướm trung bình từ 2 - 4con/m2, cao 8 - 10con/m2. Mật độ ổ trứng trung bình từ 8 - 16 quả/m2, cao 24 - 40 quả/m2, cục bộ 60 - 80quả/m2.
b. Dự báo: Trong thời gian tới trưởng thành tiếp tục đẻ trứng, dự kiến trứng sâu cuốn lá nhỏ nở rộ từ 30/7/2013 trở đi với mật độ sâu non trung bình 10-20 con/m2, cao 30 - 40con/m2, cục bộ trên 60con/m2, mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ toàn huyện 1200ha.
2. Rầy các loại:
a. Hiện tại: Rầy các loại chủ yếu đang ở tuổi 4, 5 và trưởng thành đang đẻ trứng. Mật độ trung bình từ 300 - 400 con/m2, cao 1000 - 1500 con/m2 . Mật độ ổ trứng trung bình từ 40 - 80 quả/m2, cao 200 - 300 quả/m2. Diện tích nhiễm 340 ha.
b. Dự báo: Trong thời gian tới rầy nở rộ từ 1/8 trở đi và gia tăng mật độ gây hại trên diện tích lúa ruộng ven đồi, ven làng hoặc ruộng lầy thụt như (thị trấn Yên Lập, Thượng Long, Mỹ Lung,...). Mật độ rầy non trung bình từ 400 - 600 con/m2, cao 1000 - 1500con/m2, cục bộ trên 3000con/m2. Mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 800-1000ha trên toàn huyện.
3. Sâu đục thân 2 chấm:
a. Hiện tại: Bướm sâu đục thân đang ra rải rác và đẻ trứng , mật độ bướm 0,05 - 0,1 con/m2, cao 0,5 con/m2 (Đồng Thịnh, Minh Hòa, Lương Sơn,…).
b. Dự báo: Trong thời gian tới bướm tiếp tục ra và đẻ trứng, sâu non gây dảnh héo từ ngày 3/8/2013 trở đi, mức độ hại nhẹ đến cục bộ trung bình nếu không phòng trừ kịp thời.
4. Bệnh khô vằn:
a. Hiện tại: Bệnh gây hại ở hầu hết các xã, thị trấn. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 4 - 6%, nơi cao 15 - 20%.
b. Dự báo: Trong điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ bệnh tiếp tục phát sinh phát triển và gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở ruộng bón nhiều đạm, bón phân không cân đối, ruộng sâu trũng, lầy thụt,…
5. Chuột:
a. Hiện tại: Chuột gây hại trên tất cả các trà; Tỷ lệ hại trung bình 0,5 - 1%; Cao 4 - 5%; Cục bộ ổ: 12 - 15% ở hầu hết các xã.
b. Dự báo: Chuột tiếp tục tích lũy và gia tăng gây hại mạnh giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng; Mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng ven đồi, ven làng, các ruộng lúa chất lượng cao,..
Ngoài ra bọ xít dài, bệnh sinh lý gây hại nhẹ rải rác.
Lưu ý: Thời gian phòng trừ sâu cuốn lá, rầy các loại, sâu đục thân từ 30/7- 6/8/2013 (nếu gặp mưa có thể kéo dài thời gian phun)
II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.
1. Đối với sâu cuốn lá: Ruộng có mật độ sâu trên 20 con/m2 với diện tích lúa đứng cái - làm đòng (2 khóm có 1 con) và trên 50 con/m2 với diện tích lúa đẻ nhánh rộ (1 khóm có 1 con), sử dụng các loại thuốc Tasodant 600 EC, Tango 800WG, F16, Dylan 10 WG, Finico 800WG, Regell 800WG, ….hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Neretox 95 WP, Silsau 4.5 EC, Catex 3.6 EC, Pertox 5 EC, ... pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
* Lưu ý khi mật độ cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 3 - 4 ngày.
2. Rầy các loại: Khi phát hiện mật độ rầy nâu, xám, lưng trắng... trên 1500c/m2 sử dụng các loại thuốc như: Actara 25WG, Sieuray 250WP, Conphai 700WG, Midan 10WP, Oncol 25WP,…kết hợp với thuốc Bassa 50EC, Victory 585EC, Wusso 550EC,…để phòng trừ.
3. Đối với sâu đục thân 2 chấm: Khi tới ngưỡng sử dụng bộ thuốc như sâu cuốn lá.
4. Đối bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ bệnh trên 20% sử dụng các loại thuốc: Tilt-Super 300EC, Cavil 50WP, Anvil 5SC, Lervil 50SC, Valydacin 5L, Bemsuper 75WP, Beam 75 WP, ....để phòng trừ.
5. Chuột hại:Tiếp tục tổ chức diệt chuột tập trung bằng thuốc sinh học tự phối trộn; Sử dụng thuốc Rat-K, Rat-Kill phối trộn với thóc luộc nứt vỏ để đánh chuột, vừa có hiệu quả cao, rẻ tiền và an toàn với môi trường.
* Chú ý: Tất cả các loại trên đều pha và phun theo hưỡng dẫn trên vỏ bao bì.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (b/c);
- CT, PTC, CCBVTV (b/c);
- Phòng NN&PTNT huyện (b/c);
- BCĐ - SX huyện;
- UBND xã +Tổ KN;
- Đài TT huyện;
- Lưu./.
|
P. TRẠM TRƯỞNG
(đã ký)
Lương Trung Sơn
|