CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT HẠ HÒA
Số: 06 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hạ Hòa, ngày 28 tháng 4 năm 2014
|
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh tháng 4/2014
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2014 và biện pháp phòng trừ
I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2014
1. Thời tiết:
Trong tháng trời âm u, nhiệt độ trung bình từ 24-26oC, cao 28-30oC, thấp 20-22oC, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
2. Cây trồng:
- Lúa chiêm xuân sớm: Giai đoạn: Làm đòng - trỗ bông đối tượng hại chủ yếu là bệnh khô vằn bệnh đạo ôn lá, ruồi đục nõn, chuột…
- Lúa xuân muộn: Giai đoạn cuối đẻ - làm đòng; Bệnh sinh lý, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, ruồi đục nõn, chuột hại nhẹ.
- Trên ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu ăn lá hại nhẹ.
- Chè kinh doanh: Phát triển búp.; Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại nhẹ.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 05/2014 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Trên lúa:
1.1. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh đang gây hại trên các trà lúa mức hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng tỷ lệ bệnh hại phổ biến 4-8%, cao 20-30%, cục bộ 40-50%.
* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại trên các trà lúa mức hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt bón nhiều đạm, ruộng khô hạn…(Các xã cần lưu ý Mai Tùng, Vụ Cầu, Vĩnh Chân, Minh Hạc, Văn Lang , Hiền Lương…).
* Biện Pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại từ 20% trở lên sử dụng các loại thuốc như Anvil 5SC, Cavil 50WP, Vida 5 WP, Lervil 5 SC…pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
1.2. Bệnh đạo ôn:
* Hiện tại: nguồn bệnh đã xuất hiện trên các trà lúa tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 0,5%; cao 2-4 %; cá biệt 50 -60%.
* Dự báo: Điều kiện thời tiết mát, trời âm u, có mưa nhỏ ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển và lây lan đặc biệt bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện và gây hại trên trà lúa trỗ cuối tháng 4 đầu tháng 5 trên ruộng đã nhiễm đạo ôn lá (Các xã cần chú ý Mai Tùng, Hiền Lương, Văn Lang…).
* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng bị bệnh không bón bổ sung các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng cần giữ nước trong ruộng, những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5% phòng trừ bằng các loại thuốc Katana 20 SC, Beam super 75 WP, Fuji - one 40WP… pha và phun theo hướng dân ghi trên bao bì. Trên ruộng đã nhiễm đạo ôn lá phải phun phòng đạo ôn cổ bông trước khi lúa trỗ 5-7 ngày bằng các loại thuốc đặc hiệu trên.
1.3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
* Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện tại một số xã tỷ lệ bệnh hại phổ biến 0,1- 0,5 %, cao 2-4%, cục bộ ổ 5-8%.
* Dự báo: Trong điều kiện có mưa bão bệnh phát sinh lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà mức hại trung bình cục bộ hại nặng gây cháy bộ lá đòng làm ảnh hưởng đến năng suất (Các xã cần lưu ý Vĩnh Chân, Mai Tùng, Vụ Cầu, Minh Hạc, Hiền Lương, Văn Lang…).
* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng chớm bị bệnh cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc Xanthomix 20WP, Sasa 20WP, Elcarin 0,5 SL, Avalon 5 WP…
1.4. Rầy các loại:
*Hiện tại: Rầy các loại đang phát sinh phát triển trên các trà sẽ gây hại từ trung tuần tháng 5 đến cuối vụ. Mức hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
* Biện pháp phòng trừ : Trên ruộng có mật độ từ 1500 con/m2 trở lên sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: Victory 585EC, F16-600EC, Tasodant 600EC, Bassa 50EC, Penalty Gold 50EC...pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
1.5. Các đối tượng khác:
- Bọ xít dài: Trên ruộng lúa đang trỗ đến phơi màu mật độ từ 6con/m2 trở lên sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ : Fastac 5EC, Địch bách trùng 90SP, Bestox 5EC…
- Sâu đục thân: Lưu ý trên ruộng trỗ muộn có mật độ sâu cao, sau khi trưởng thành ra rộ 01 tuần, sử dụng 01 trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Dylan 10WG, Regent 800WG, Patox 95SP hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc như: Silsau 4.5EC, Catex 3.6EC, Pertox 5EC.
- Châu chấu tre lưng vàng: Đã xuất hiện và gây hại tại xã Bằng Giã (Đây là đối tượng phát triển nhanh và gây hại mạnh). Biện pháp phòng trừ sử dụng thuốc Victory 585 EC để phun trừ.
Ngoài ra chuột, cào cào, sâu đục thân, bệnh sinh lý…hại nhẹ cục bộ hại trung bình đến nặng.
2. Trên ngô:
Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp, rệp, sâu ăn lá, châu chấu gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột hại cục bộ.
* Biện pháp phòng trừ:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Anvil 5SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng một trong các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Sâu đục thân: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20% sử dụng thuốc Bulldoock 025EC, Wofadan 95SP, Kuraba WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Rệp cờ: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 30% sử dụng thuốc Bulldoock 025EC, Ofatox 400EC, Solomon 300OD, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
3. Cây chè:
Phòng trừ rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh thối búp bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục cho chè.
4. Cây ăn quả, cây lâm nghiệp:
Thường xuyên theo dõi diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu, phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Nơi nhận:
- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);
- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);
- VP huyện ủy, VP UBND huyện, Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Trạm Thú Y, Đài TT;
- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;
- 33 xã, thị trấn;
- Lưu: VT.
|
TRẠM TRƯỞNG
Phạm Quang Thông
|