Thong báo sâu bệnh tháng 03 dự báo sâu bệnh tháng 4 và biện pháp KTPT
Hạ Hòa - Tháng 4/2014

(Từ ngày 01/04/2014 đến ngày 30/04/2014)

            CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

 TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT HẠ HÒA


                   Số: 04 /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


                     Hạ Hòa, ngày 31 tháng 03  năm  2014

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 03/2014

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 04/2014 và biện pháp phòng trừ

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 03/2014

1. Thời tiết:

Trong tháng trời âm u và mưa nhỏ nhiều ngày, nhiệt độ trung bình từ 20-22oC, cao 28-30oC, thấp 15-16oC, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.

2. Cây trồng:

- Lúa chiêm xuân sớm: Giai đoạn: đẻ nhánh rộ đối tượng hại chủ yếu là bệnh sinh lý, bọ trĩ, ruồi đục nõn, chuột…

          - Lúa xuân muộn: Hồi xanh - đẻ nhánh; Bệnh sinh lý, OBV, ruồi đục nõn hại nhẹ.

- Trên ngô: Bệnh sinh lý, sâu xám, sâu ăn lá hại nhẹ.

- Rau đậu: Phát triển thân lá - thu hoạch. Bọ nhảy, Sâu xanh, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn, bệnh sương mai….hại nhẹ cục bộ hại trung bình.

- Chè kinh doanh:  Phát triển búp.; Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại nhẹ.

II.  DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2014 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

                        1. Trên lúa chiêm xuân:

Tập trung chăm sóc bón thúc kịp thời (Bón phân cân đối); Phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu sau:

           1.1. Bệnh đạo ôn:

          Hiện tại: Đã có nguồn bệnh trên đồng ruộng.

          Dự báo: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá sẽ phát sinh phát triển gây hại trên các giống nhiễm như nếp, Xi 23, X21, BC15… mức hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng.

          *Biện pháp phòng trừ: Khi bệnh mới xuất hiện ngừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, những ruộng có tỷ lệ lá nhiễm bệnh từ 5% nên phun trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Katana 20 SC, Fuamy 30 WP, Fuji - one 40WP, Kasai 21,2 WP, Bem super 750 WP…pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì, ruộng bị nặng nên phun kép 2 lần cách nhau 5 đến 7 ngày.

          1.2. Bệnh khô vằn:

          Hiện tại: Bệnh đã phát sinh phát triển và gây hại trên những ruộng dày cây, xanh tốt bón nhiều đạm.

          Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại mạnh từ trung tuần tháng 4 trở đi trên các trà lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng.

          * Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh nhiễm từ 20% nên sử dụng các loại thuốc:  Validacin 5SL, Anvil 5SC, Cavil 50SC, ViDa 5WP, Lervil 5SC, Tilvil 50SC, V-T vil 500SC pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

          1.3. Chuột:

          Hiện tại: Chuột gây hại trên diện rộng hại nhiều tại các xã vùng đồi, tỷ lệ dảnh hại trung bình 1-2%, cao: 4-5 %.

          Dự báo: Chuột tiếp tục tích luỹ và gia tăng gây hại.

    * Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp tổng hợp, nên tổ chức diệt chuột tập trung sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc gây chết chậm như thuốc Rat - K 2% D.

            1.4. Các đối tượng khác:

            - Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bọ xít đen gây hại nhẹ cục bộ hại trung bình.

            - Cào cào, châu chấu, OBV, rầy các loại, bệnh sinh lý hại nhẹ.

            * Biện pháp phòng trừ:

        + Bọ trĩ, ruồi đục nõn: Chỉ phun thuốc phòng trừ trên ruộng có mật độ cao (3000 con/m2) bằng các loại thuốc: Regent 800 WP, Regell 800 WP, Actara 25 WG…

       - Các đối tượng sâu bệnh khác: Theo dõi chặt chẽ diễn biến phát sinh phát triển của sâu bệnh phòng trừ kịp thời các ổ sâu bệnh đến và vượt ngưỡng bằng các biện pháp tổng hợp.

            2. Trên ngô:

            Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp, rệp, sâu ăn lá, châu chấu gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột hại cục bộ.

            * Biện pháp phòng trừ:

                - Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Anvil 5SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng một trong các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Sâu đục thân: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 20% sử dụng thuốc Bulldoock 025EC, Wofadan 95SP, Kuraba WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Rệp cờ: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại trên 30% sử dụng thuốc Bulldoock 025EC, Ofatox 400EC, Solomon 300OD, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

3. Cây chè:

Phòng trừ rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh phồng lá, bệnh thối búp bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục cho chè.

4. Cây ăn quả, cây lâm nghiệp:

Thường xuyên theo dõi diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu, phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu.

Nơi nhận:

- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);

- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);

- VP huyện ủy, VP UBND huyện, Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Trạm Thú Y, Đài TT;

- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;

- 33 xã, thị trấn;

- Lưu: VT.

 TRẠM TRƯỞNG

     Phạm Quang Thông

Các thông báo sâu bệnh khác
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Hạ Hòa
Loading...