Thông báo tình hình sâu bệnh T5, dự báo tình hình sâu bệnh T6/2012
Việt Trì - Tháng 6/2012

(Từ ngày 01/06/2012 đến ngày 30/06/2012)

CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ

TRẠM  BVTV TP. VIỆT TRÌ

Số : 09/ TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

                  Việt Trì,  ngày 8  tháng 6  năm 2012

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 5/2012

DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 6/2012 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG VÀ SÂU BỆNH TRONG T5/2012

 1. Thời tiết: Trong tháng thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa chiêm xuân, nắng hạn sẩy ra vào đầu tháng 5 ảnh hưởng đến giai đoạn lúa trỗ bông

 2. Cây trồng:

- Lúa chiêm xuân: Diện tích 1500 ha; GĐST : Trỗ bông - Chín

- Ngô xuân: Diện tích: 117 ha; GĐST: Phun râu – chín sáp

- Rau: Diện tích 46 ha; GĐST: Phát triển thân lá - thu hoạch.

3. Tình hình sâu bệnh và chuột hại:

  a. Trên lúa chiêm xuân:

    - Bệnh khô vằn phát sinh phát triển và gây hại mạnh trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ nặng trên những ruộng cấy dầy và thâm canh cao, những ruộng bị hạn (Thanh Miếu, Trưng Vương, Sông Lô, Thụy Vân, Kim Đức ...). Diện tích nhiễm 295 ha. Trong đó nhiễm nặng 69 ha

    - Bọ rầy phát sinh và phát triển và gây hại. Mức độ  hại nhẹ - TB, cục bộ hại nặng trên giống lúa nếp, (Kim Đức, Thanh Đình, Hùng Lô...), Diện tích nhiễm 382 ha. Trong đó nhiễm nặng 159 ha. DT phòng trừ 382 ha

    - Chuột phát sinh gây hại trên tất cả các trà, mức hại nhẹ, cục bộ ổ nặng (Hy Cương, Thụy Vân, Kim Đức...) Diện tích nhiễm nhẹ 37,8 ha.

    - Bệnh sinh lý do thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài, bệnh phát sinh  phát triển và gây hại mạnh trên hầu hết các trà lúa, ảnh hưởng đến quá trình trỗ bông và phơi mầu. Diện tích nhiễm 116,3 ha Trong đó nhiễm nặng 38,8 ha.

    - Ngoài ra: Bệnh bạc lá phát sinh một vài nơi, bọ xít, châu chấu phát sinh phát triển và hại nhẹ 

  b. Trên cây ngô xuân: Sâu đục thân phát sinh hại nhẹ; bệnh đốm lá phát triển hại nhẹ trên ngô nếp.

  c. Trên rau; Bệnh sương mai hại nặng trên cà chua; Sâu đục thân, đục quả, cuốn lá hại TB – nặng trên đậu đỗ.

II/ DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 6/2012:

Trong tháng 6, một số đối tượng sâu bệnh và chuột tiếp tục di chuyển sang gây hại trên mạ và lúa mùa sớm:

1. Trên mạ:

- Chuột gây hại nhẹ trên những ruộng gieo sớm, ruộng tiếp giáp ven đồi, ven làng, bờ trục lớn...

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân phát triển và gây hại trên mạ mùa sớm, trên những ruộng xanh tốt từ trung tuần tháng 6 trở đi, mức hại nhẹ - TB.

- Ngoài ra: Rầy các loại, châu chấu...Phát sinh, gây hại nhẹ.

2. Trên lúa:            

- Bệnh sinh lý: Phát sinh trên những chân ruộng chua, lầy thụt, nhiễm nước thải ruộng bón nhiều phân hưu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay. Mức độ hại nhẹ. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, bệnh phát triển mạnh và hại nặng.

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm: Phát sinh, phát triển trên lúa mùa sớm từ trung tuần tháng 6 trở đi. Mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ nặng.

- Chuột: Di chuyển và hại nhẹ trên lúa mùa sớm giai đoạn đẻ nhánh, cục bộ hại nặng ổ trên những ruộng tiếp giáp ven gò, đồi , ven làng, ruộng cấy sớm.

- Ngoài ra: Châu chấu, bọ rầy, bệnh khô vằn... phát triển và hại nhẹ.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

HTX Nông nghiệp, Tổ khuyến nông Cơ sở hướng dẫn bà con xã viên thực hiên một số biện pháp sau:

Trên mạ:

- Áp dụng các biện pháp sử lý hạt giống trong khi ngâm ủ: Sử lý nước vôi trong, sử lý axít nitơric phá ngủ nghỉ đối với hạt giống mới thu hoạch, sử lý thuốc  Enaldo 40FS, Gaucho 60FS... Để kích thích sự sinh trưởng của mạ và ngăn ngừa một số loại sâu bệnh trên lúa. Triển khai gieo mạ đúng lịch thời vụ, gieo mạ thưa, thực hiện đảm bảo theo quy trình kỹ thuật gieo mạ, tạo ra cây mạ khoẻ, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết.

Trên lúa:

- Thực hiện khâu làm đất kỹ, sạch cỏ dại, bón lót đầy đủ vôi, phân chuồng hoai mục, phân NPK... Tổ chức gieo cấy (áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI): Cấy mạ non, cấy thưa 1 dảnh, nông tay, không cấy lúa vào lúc trời nắng nóng (buổi trưa, đầu buổi chiều); Thực hiện chăm sóc, bón phân thúc lúa đẻ sớm.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ trên ruộng cấy mạ non; Nếu sử dụng cần lựa chọn các loại thuốc an toàn (sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì). Lưu ý không phun thuốc trừ cỏ vào lúc trời nắng nóng.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh đầu vụ và sử lý kịp thời các ổ dịch có nguy cơ phát tán trên lúa mùa.

- Phòng trừ bệnh sinh lý: Bón vôi bột 20 kg/sào kết hợp sục bùn, tháo cạn và thay nước mới, phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng. khi ruộng lúa đã phục hồi, ra rễ và lá mới thì tiến hành chăm sóc bình thường.

- Tổ chức diệt chuột tập trung cộng đồng ngay đầu vụ (sau khi cấy xong) bằng thuốc sinh học sản xuất tại chỗ: Dùng thuốc Rat - K 2%D trộn với thóc luộc nứt vỏ. Các xã, phường có thể huy động nông dân góp lúa, xã hỗ trợ tiền thuốc để đánh chuột tập trung.

Nơi nhận :

- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);

- TTTU, HĐND, UBND TP (B/c);  

- Phòng KT, ND, PN, TN, ĐTT;

- UBND xã, phường, HTX;

- Lưu Trạm

TRẠM TRƯỞNG

Phạm Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...