thông báo tình hình sâu bệnh- chuột hại tháng 01 năm 2010
Yên Lập - Tháng 1/2010

(Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/01/2010)

I. TÓM TẮT TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG VÀ SÂU BỆNH THÁNG 12/2009.

1. Thời tiết: Trong tháng khô hạn. Có 1 -2 đợt gió mùa đông bắc nhưng nhiệt độ vẫn cao hơn trung bình nhiều năm.

2. Cây trồng: Ngô đông cuối tháng bắt đầu thu hoạch. Rau màu sinh trưởng và phát triển bình thường. Chè thu đốn cuối năm.

3. Sâu bệnh: Sâu bệnh gây hại nhẹ. Cụ thể:

a. Trên cây ngô đông có bệnh khô vằn gây hại. Tỷ lệ cây hại 2- 3%, cao 5-7%, cục bộ > 10%. Diện tíc 43 ha.

- Đặc biệt trên cây ngô đông vụ đông năm 2009 đã xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại ở các xã: Thị trấn, Lương sơn, Phúc khánh, Minh hòa. Tỷ lệ gây hại trung bình 2%, cục bộ 12%. Diện tích gây hại 16,1 ha.

Ngoài ra còn có rệp cờ, châu chấu, sâu xanh gây hại lá ngô.

b. Trên cây rau màu có bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích gây hại: 26,5 ha.

Bệnh có thối nhũn, sương mai, héo rũ gây hại nhẹ.

c. Trên cây chè có rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ.

II. DỰ BÁO SÂU BỆNH – CHUỘT HẠI THÁNG 01/2010. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.

1. Trên lúa:

Cuối tháng 01/2010 mới gieo cây khung xuân muộn nhưng do thời tiết khô hạn sẽ mắc bệnh sinh lý nhiều, biểu hiện cây còi cọc, chậm lớn.

Phòng trừ: Cần gieo mạ đúng khung lịch đã quy định, có thể kéo dài thêm 5 ngày. Bơm đầy đủ dinh dưỡng và chống rét bằng cách che phủ ni lông và đem cấy đúng tuổi.

2. Trên ngô đông:

Hết sức chú ý ở những xã đã có bệnh vàng lùn, lùn soắn lá ngô, biểu hiện cây còi cọc, phân nhánh nhiều, không trỗ được hoặc trỗ cờ kém, lá lượn sóng có nhiều khối u ở mặt dưới lá. Cần dổ ngay đem tiêu hủy. Ở những chân ruộng này gieo cấy muộn hơn 10- 15 ngày so với các trà khác và phun thuốc phòng trừ rầy ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu.

Những trà ngô khác đến giai đoạn chín cần thu hoạch ngay để giải phóng đất làm vụ xuân.

3. Trên cây rau màu: Có bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ gây hại nhẹ đến trung bình. Bệnh có thối nhũn, héo rũ, sương mai gây hại nhẹ.

Phòng tr: Dùng các loại thuốc có trong danh mục sử dụng cho rau. Ưu tiên các loại thuốc thảo mộc, sinh học để phòng trừ. Chú ý thời gian cách ly.

4. Trên cây trồng lâm nghiệp: Có sâu ăn lá gây hại nhe. Bệnh có khô cành gây hại nhẹ.

Phòng trừ: Khi tới ngưỡng phòng trừ đối với sâu phá lá cần dùng các loại thuốc: Ôphatox 400 EC, Sherpa 25 EC,…phun kỹ. Đối với bệnh khô cành cần dùng thuốc: Daconil 75 WP, Binhconil 75 WP, Anvil % SC,…phun kỹ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5. Chuột hại: Chuột hại nhẹ, rải rác. Ruộng quanh rừng, quanh làng hại nặng hơn.

Phòng trừ: Cần dùng mọi biện pháp tổng hợp như: canh tác, thủ công, sinh học, hóa học để tiêu diệt chuột, đảm bảo an toàn cho mùa màng.

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...