THÔNG BÁO Tình hình dịch hại trên lúa kỳ 24/5/2018 Cảnh báo sâu bệnh cuối vụ và biện pháp phòng trừ
Tân Sơn - Tháng 5/2018

(Từ ngày 24/05/2018 đến ngày 31/05/2018)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV TÂN SƠN


Số: 16/TB - BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Tân Sơn, ngày 24 tháng 5 năm 2018

THÔNG BÁO

Tình hình dịch hại trên lúa kỳ 24/5/2018

Cảnh báo sâu bệnh cuối vụ và biện pháp phòng trừ


Hiện nay, một số rất ít diện tích lúa xuân muộn đã đỏ đuôi và bắt đầu cho thu hoạch, còn lại đang ở giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh, cần phải tiếp tục theo dõi, phòng trừ sâu bệnh. Qua kết quả điều tra trên đồng ruộng từ ngày 21- 22/5/2018, trạm BVTV thông báo tình hình sâu bệnh trong kỳ, dự báo từ nay đến cuối vụ và đề xuất biện pháp phòng trừ như sau:

I. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ DỰ BÁO

1. Bệnh khô vằn:

- Hiện tại: Bệnh phát sinh và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ bệnh hại trung bình 4 -  10%, cao 15 - 20%. Diện tích nhiễm là 262,2 ha (nhiễm nhẹ).

- Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại mạnh từ nay đến lúc thu hoạch, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, ruộng khô hạn....

2. Rầy các loại:

- Hiện tại: Rầy hại nhẹ trên diện rộng, mật độ trung bình: 30 - 50con/m2, cao: 200 - 250 con/m2, phát dục chủ yếu tuổi 4, tuổi 5.

- Dự báo: Trong thời gian tới, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên những diện tích lúa thu hoạch muộn, gây cháy ổ, cháy chòm vào giai đoạn lúa chín sáp. Các xã cần chú ý: Thạch Kiệt, Thu Cúc, Long Cốc, Lai Đồng, Tân Sơn, Vinh Tiền, Đồng Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài,...

*Ngoài ra: Các đối tượng khác như bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện và gây hại sau mưa dông; sâu đục thân hại rải rác, bọ xít dài hại cục bộ.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Đề nghị các địa phương chỉ đạo, đôn đốc nông dân tranh thủ thời tiết nắng đẹp để thu hoạch những diện tích lúa đã chín theo phương châm "Xanh nhà hơn già đồng", tránh bị ảnh hưởng do mưa bão. Đối với những diện tích lúa trà xuân muộn đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, cần chú ý tiếp tục phòng trừ các ổ sâu, bệnh vượt ngưỡng:

1. Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

2. Rầy các loại: Chỉ phòng trừ ở những diện tích có mật độ rầy cao trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) bằng các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ: Victory 585 EC, Nibas 50 EC, Rockfos 550 EC, Babsac 600 EC, ...), pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Rẽ băng rộng từ 0,8 - 1,2m, phun kỹ vào gốc lúa.

Khi phun thuốc lưu ý đảm bảo thời gian cách ly, không làm ảnh hưởng tới chất lượng lúa gạo, đảm bảo an toàn thực phẩm.

* Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ để phòng trừ kịp thời các ổ sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bọ xít dài,...

Nơi nhận:

 TRẠM TRƯỞNG

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- TT HU - HĐND huyện;

- CT, PCT UBND huyện (Ông Yến) (b/c);

- P. NN&PTNT và các phòng ban liên quan;

- Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp huyện;

- Thành viên tổ công tác chỉ đạo sx nông lâm nghiệp;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

Nguyễn Hoài Linh

Các thông báo sâu bệnh khác
Tân Sơn
Tân Sơn
Tân Sơn
Tân Sơn
Tân Sơn
Tân Sơn
Tân Sơn
Loading...