Thông báo THSB tháng 9. Dự báo THSB tháng 10
Phù Ninh - Tháng 10/2013

(Từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/10/2013)

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Trạm BVTV huyện Phù Ninh


Số: 38  /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Phù Ninh, ngày 05 tháng  10 năm 2013

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 9

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10/2013

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 9/2013:

1. Trên lúa: Trong tháng 9 các đối tượng sâu bệnh hại như sau:

- Bệnh khô vằn: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 1088,175 ha, trong đó nhẹ 109,586 ha; Trung bình 276,512 ha; Nặng 702.078 ha. Diện tích phòng trừ 1543.106 ha, trong đó  phun 1 lần 886,883 ha, phun 2 lần 656,224 ha.

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 191.195 ha, trong đó nhẹ 184.805 ha; Trung bình 6.39 ha. Diện tích phòng trừ 6.39 ha.

- Các đối tượng: Sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ trên diện hẹp.

2. Trên ngô: Sâu xám, chuột gây hại nhẹ.

3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám hại nhẹ đến trung bình; Bọ cánh tơ, bệnh thối búp, nhện đỏ gây hại nhẹ.

4. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, ruồi đục quả, sâu đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 10/2013:

1. Trên lúa: Bệnh khô vằn, rầy các loại hại nhẹ đến trung bình trên một số diện tích trà mùa trung cấy muộn; Bọ xít dài, bệnh đen lép hạt gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.

2. Trên ngô đông:

- Chuột, sâu xám: Gây hại trên ngô giai đoạn gieo - 4 lá, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.

- Bệnh sinh lý: Xuất hiện trên ngô mới trồng, trên chân ruộng vàn thấp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ngoài ra: Châu chấu, sâu đục thân, sâu ăn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá gây hại nhẹ.

3. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ đến trung bình trên rau cải. Ngoài ra rệp muội phát sinh và gây hại trong điều kiện thời tiết khô hanh.

4. Trên cây đậu tương:

- Sâu xám: Gây hại chủ yếu giai đoạn cây con, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Bệnh lở cổ, sâu ăn lá (Sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu khoang, ...): Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

5. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các đối tượng bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, bệnh thối búp gây hại nhẹ đến trung bình.

6. Cây ăn quả: Sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh hại lộc hè thu, sâu đục thân cành, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, rệp sáp, bệnh loét, bệnh sẹo hại cục bộ trên cây bưởi. Bệnh thán thư, bọ xít hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

7. Cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa: Tập trung thu hoạch nhanh gọn những diện tích lúa đã chín; Ngoài ra chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên những diện tích lúa cấy muộn giai đoạn chắc xanh bằng các loại thuốc đặc hiệu khi đến ngưỡng phòng trừ .

2. Trên ngô đông:

- Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Khi ruộng có tỷ lệ trên 10% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp như Regent 800WG, Finico 800 WG, … kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5EC, Bestox 5EC, … Phun vào buổi chiều tối theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Khắc phục bệnh sinh lý: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh nên sử dụng phân bón qua lá phun để bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh hồi phục, như phân Pomior, Komix, Antonik, Đầu trâu, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

3. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Trên cây đậu tương:

- Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp như: Regent 800WG, Finico 800 WG, … kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5EC, Bestox 5EC,... Phun vào buổi chiều tối theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh lở cổ rễ: Khi bệnh chớm xuất hiện nên nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột trực tiếp vào đất. Dùng một trong các loại thuốc hoá học: Validacin 5SL, Tilt Super 300ND … phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Finico 800WG, Shertin 1.8EC … Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

5. Trên cây chè: Phun phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.

6. Cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên các loại cây ăn quả, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch quả.

7. Cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời bằng các thuốc đặc hiệu.

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND, UBND huyện;

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, TK, TC-KH;                          

- Trạm KN, Đài TT;

- Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;

- Các xã, thị trấn;

- Lưu trạm.

              TRẠM TRƯỞNG

Cao Văn Tài

Các thông báo sâu bệnh khác
Phù Ninh
Phù Ninh
Phù Ninh
Phù Ninh
Phù Ninh
Phù Ninh
Loading...