Thông báo THSB tháng 03, BDTHSB tháng 4/2018
Phú Thọ - Tháng 4/2018

(Từ ngày 01/04/2018 đến ngày 30/04/2018)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV PHÚ THỌ

 


Số: 04/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


         

Thị xã Phú Thọ, ngày 09  tháng 04 năm 2018

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 3/2018

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4/2018

 


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2018:

1. Trên lúa xuân trung:

          Chuột, OBV gây hại nhẹ; Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh sinh lý gây hại nhẹ rải rác.

2. Trên lúa xuân muộn:

          Chuột, OBV gây hại nhẹ; Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh sinh lý gây hại nhẹ rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2018:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại nhẹ đến trung bình trên các giống nhiễm như Nếp, J02, BC15, HT1, KD18, Nhị ưu, .... Các xã cần chú ý: xã Hà Lộc, xã Hà thạch, .... Cần lưu ý trên những ruộng đã bị nhiễm đạo ôn lá cần phải phòng trừ đạo ôn cổ bông trước khi lúa trỗ trong tháng 4/2018.

- Bệnh khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình. Cần lưu ý trên những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm, ruộng có nước thải chăn nuôi, ...

- Rầy các loại gây hại nhẹ, cần lưu ý những ổ rầy gây hại của năm trước.

Ngoài ra: Chuột hại cục bộ; sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, hại nhẹ rải rác.  

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

          Tiếp tục thực hiện tốt văn bản số 66/SNN-BVTV ngày 16/01/2018 về việc tiếp tục tăng cường chỉ đạo phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô.

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh vàng lụi, lùn sọc đen: Tiếp tục điều tra phát hiện rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng. Nếu phát hiện cần tiến hành phòng trừ ngay bằng một số loại thuốc ví dụ như: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire 050 EC, Thiamax 25 WDG, Mã lục 250WP, Ba Đăng 500WP, Chersieu 75WG, ... .

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Phòng trừ sớm khi ruộng chớm bị bệnh (5% lá bị hại) và phòng trừ khi lúa bắt đầu trỗ đối với những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá bằng các loại thuốc trị đạo ôn, ví dụ như: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sako 25WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Sieubem 777WP, A.V.T 5SC, Som 5SL, Difusan 40EC, Hibim 31WP... Nếu ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá.

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...; pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

-  Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ rầy, ví dụ: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, Hichespro 500WP, ....

- Chuột: Tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp trong giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông, có thể dùng bả sinh học hoặc thuốc trừ chuột hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như bả trộn sẵn Broma 0.005AB,..., thuốc Ranpart 2%D, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ...

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

-LĐ thị uỷ, UBND thị (để B/C);

- Chi cục BVTV (để B/C);

- Các phòng ban, đoàn thể LQ;

- UBND các xã, phường;

- Các HTX nông nghiệp;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

Lê Diên Quang

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...