I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 9/2014:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng; Diện tích nhiễm 1511.6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1142.6 ha, nhiễm trung bình 369 ha, diện tích phòng trừ 369 ha.
- Rầy các loại: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, cá biệt hại rất nặng; Diện tích nhiễm: 1050 ha, trong đó nhiễm nhẹ 700 ha, nhiễm trung bình 300 ha, diện tích phòng trừ 300 ha.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; Diện tích nhiễm 111.8 ha, diện tích phòng trừ 111,8 ha.
- Ngoài ra: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít dài gây hại rải rác; Chuột gây hại nhẹ cục bộ
2. Trên chè:
- Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi gây hại nhẹ.
3. Trên cây lâm nghiệp:
- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 10/2014:
1. Lúa: Đã thu hoạch.
2. Trên ngô đông:
- Sâu xám: Gây hại trên ngô giai đoạn gieo đến 4 lá, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.
- Bệnh sinh lý: Xuất hiện trên ngô mới trồng, trên chân ruộng vàn thấp đọng nước, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Ngoài ra: Châu chấu, sâu đục thân, sâu ăn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá gây hại nhẹ. Chuột gây hại cục bộ.
3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các đối tượng bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, bệnh thối búp, bệnh thán thư gây hại nhẹ đến trung bình.
4. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn...
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên ngô đông:
- Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Khi ruộng có tỷ lệ trên 10% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc Vibasu 10BR,...rắc đều trên ruộng vào buổi chiều tối theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng phân bón qua lá (Komix, Antonik, Đầu trâu,...), phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì; hoặc sử dụng phân Supe lân (5 kg/sào) hòa nước tưới, để bổ sung dinh dưỡng, giúp bộ rễ phát triển, cây nhanh hồi phục.
2. Trên chè: Phòng trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.
3. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề, chỉ đạo phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu.
* Lưu ý: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và đọc kỹ hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì trước khi sử dụng.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c);
- Chủ Tịch, các PCT UBND ( B/c);
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);
- Các CQ: Văn Phòng HĐND-UBND;
Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài TT-TH;
- UBND các xã, TT ;
- Lưu CQ;
|
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Văn Minh
|