Thông báo SB tháng 8, Dự báo tình hình SB tháng 9 và BPPT
Yên Lập - Tháng 9/2014

(Từ ngày 01/09/2014 đến ngày 30/09/2014)

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2014:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Diện tích nhiễm 427,7 ha, diện tích phòng trừ 427,7 ha.

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình; Diện tích nhiễm 414 ha.

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ; Diện tích nhiễm 375 ha

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

- Ngoài ra: Sâu đục thân gây hại rải rác; Chuột gây hại nhẹ cục bộ

2. Trên chè:

     - Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi gây hại nhẹ, bệnh đốm nâu,...

     3. Trên cây lâm nghiệp:

- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

      II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2014:

     1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở tất cả các xã với mật độ phổ biến từ 600 – 800 con/m2, cao 1200 – 1500 con/m2, cục bộ 3000 - 5000 con/m2 .

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão bệnh phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng gây trên các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, ruộng bị nước lũ, ngập nước...

- Bệnh khô vằn: Bệnh phát triển, lây lan gây hại mạnh trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn.  

- Các đối tượng: Bọ xít dài, châu chấu, sâu cuốn lá, sâu đục thân,bệnh thối bẹ đen lép hạt, (chú ý phòng trừ diện tích lúa trỗ sau) gây hại nhẹ trung bình; Chuột hại cục bộ.

     2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm xám, đốm nâu gây hại nhẹ.

     3. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

 III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1.     Trên lúa:

            - Rầy các loại: Phòng trừ khi ruộng có mật độ rầy trên 1500 con/m2 ( 30 – 40 con/ khóm). Sử dụng một trong các loại thuốc: Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, hoặc Babsac 600 EC, Nibas 50 ND ( trước khi phun phải rẽ băng 0,8-1,0 mét để phun kỹ vào gốc lúa nơi rầy cư trú).

          - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh phải ngừng bón phân hóa học, phân bón qua lá, các chất kích thích sinh trưởng và cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20WP, Xanthomix 20WP,...Ruộng bị nặng phải phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày.

      - Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50SC, Lervil 5SC, Jinggangmeisu 10WP, Kansui 21.2WP, ...

      - Sâu đục thân: Phòng trừ đối với những diện tích lúa trỗ muộn, khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2. Sử dụng 01 trong các loại thuốc: Vitory 585 EC, Wavotox 585 EC, Nicata 95 SP, Rigell 800 WG,

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng bọ xít dài, sâu cuốn lá, bệnh đen lép hạt, … Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề... Chỉ đạo phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu.

    * Lưu ý: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và đọc kỹ hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì trước khi sử dụng.

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c);

- Chủ Tịch, các PCT UBND ( B/c);

- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);

- Các CQ: Văn Phòng HĐND-UBND;

Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài TT-TH;

- UBND các xã, TT ; Các đại lý thuốc BVTV;

- Lưu CQ;

            TRẠM TRƯỞNG

         (đã ký)

               Nguyễn Văn Minh

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...