I/ Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 01 năm 2014.
1. Thời tiết:
- Trong tháng trời nắng nhẹ, sáng sớm nhiều sương mù, trời âm u chuyển lạnh, nhiệt độ trung bình 14 - 20˚C.
2. Cây trồng:
- Trên cây chè: Đốn chè và chăm sóc qua đông
- Trên cây ngô: Chín – thu hoạch
- Mạ xuân muộn: Mũi chông – 1,2 lá
- Trên cây rau màu, cây trồng khác: Sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Cây lâm nghiệp: Sinh trưởng, phát triển bình thường.
3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 01/2014: Sâu bệnh trong tháng nhẹ cụ thể như sau.
a. Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, đốm lá lớn, chuột, sâu đục thân, rệp cờ gây hại nhẹ đến trung bình.
b. Rau màu các loại: Bệnh sương mai, bệnh đốm vòng, sâu xanh, bọ nhảy gây hại nhẹ.
c. Trên cây trồng lâm nghiệp: Bệnh khô mép lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ rải rác trên diện tích keo mới trồng lại từ 1 - 3 năm tuổi.
d. Trên mạ xuân muộn: Bệnh sinh lý, chuột gây hại nhẹ đến trung bình.
II. Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 02/2014. Biện pháp phòng trừ:
1. Trên lúa xuân muộn:
- Ốc bươu vàng: Phát sinh, phát triển và gây hại trên ruộng trũng nước, gần mương máng, ao hồ… mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Bệnh sinh lý vàng lá, nghẹt rễ gây hại nhẹ - trung bình trên ruộng khô hạn, ruộng bị chua và úng, cấy sâu tay, thiếu phân chuồng, lân…
- Bọ trĩ, ruồi đục nõn: Gây hại trên trà xuân muộn giai đoạn lúa bén rễ - hồi xanh, đẻ nhánh; mức độ hại nhẹ đến trung bình ở hầu hết các xã.
- Ngoài ra: Chuột hại nhẹ đến trung bình ở những ruộng ven làng, khe đồi, ven kênh mương, đường lớn. Rầy các loại, cào cào, châu chấu…
* Biện pháp phòng trừ:
Tập trung chăm sóc lúa, bón phân thúc đẻ sớm ngay khi cây lúa bén rễ hồi xanh; bón phân cân đối NPK, sau khi bón phân tranh thủ làm cỏ, sục bùn tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, phòng bệnh sinh lý. Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:
- Ốc bươu vàng: Thu bắt ốc non, ốc trưởng thành, trứng trên ruộng, kênh mương đem tiêu huỷ. Khi mật độ ốc >3 con/m2, sử dụng thuốc hoá học: StarPumPer 800WP; Clodansuper 700 WP, Pazol 700WP, Snail 700 WP,...
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, bón bổ sung lân, vôi bột, phân chuồng hoai mục tăng cường làm cỏ sục bùn kết hợp sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan Siêu ra rễ, XO Siêu lân; Nếu ruộng bị nặng sử dung thuốc Antracol 70WP, Hydrophos...
- Ruồi đục nõn, bọ trĩ: Tập trung chăm sóc giữ ẩm cho lúa, Khi mật độ bọ trĩ non trên 3.000 con/m2 (15% dảnh hại) phòng trừ bằng các loại thuốc: Rigell 800 WG; Regent 800 WG; Actara 25WG, Sherpatin 3.6EC...
- Ngoài ra: Thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp như; thủ công, canh tác, sinh học và hóa học để đàn chuột chỉ còn ở mức thấp nhất đảm bảo an toàn cho cây trồng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học.
2. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn, sương mai gây hại nhẹ đến trung bình trên rau cải. Ngoài ra rệp muội phát sinh và gây hại trong điều kiện thời tiết khô hanh.
* Phòng trừ: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3. Trên chè: Cần lưu ý các đối tượng như; rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh phồng lá, bệnh đốm nâu gây hại trên chè xuân.
4. Cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối gốc, bệnh lở cổ rễ, khô mép lá hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn.
* Phòng trừ: Sâu ăn lá, dùng thuốc Ofatox 400EC, Sherpa 25EC... Dùng thuốc Daconil 75WP, Binhconil 75WP, Anvil 5SC, Lervil 5SC... để trừ bệnh * Lưu ý: Đọc kỹ hưỡng dẫn ghi trên vỏ bao bì trước khi sử dụng các loại thuốc.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c);
- Chủ Tịch, các PCT UBND ( B/c);
- CCBVTV (B/c);
- BCĐ – SX huyện;
- UBND các xã, TT ;
- Lưu CQ;
|
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Văn Minh
|