Thông báo sâu bệnh tuần 33
Thanh Thủy - Tháng 8/2010

(Từ ngày 16/08/2010 đến ngày 22/08/2010)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV THANH THỦY

 
Số: 33/TBK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
                     Thanh Thủy, ngày 18  tháng 8  năm 2010

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 22 tháng 8 năm 2010)

Kính gửi: Chi cục BVTV Phú Thọ

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG :

1.Thời tiết :                                                                          

- Nhiệt độ: Trung bình: 28 - 290C; Cao:  310C; Thấp: 240C.        

- Nhận xét: Trong tuần sáng sớm và chiều tối có mưa, trưa chiều trời nắng nhẹ, độ ẩm cao. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa Mùa: Diện tích: 1450 ha

+Trà sớm: Diện tích: 1015 ha; Giống: NƯ số 7, NƯ 838, BT 13, BT 15, KD, TNƯ 16, TNƯ 9, Nếp 97, Nếp 87, Hương Thơm số 1, Phú Ưu 2, CNR 8101, Q 5, VL 20, Thục Hưng 6, …… ; GĐST: Đòng già - trỗ; Thời gian gieo: 1 - 10/6/2010, Thời gian cấy: 12 - 20/6/2010

+Trà trung: Diện tích (ha): 435; Giống:KD, Q 5,Nếp 97, Nếp 87,Thục Hưng 6, ....  ; GĐST: Làm đòng - đòng già; Thời gian gieo: 15-20/6/2010; Thời gian cấy: 25 - 30/6/2010.

- Đậu tương: Diện tích: 369,5 ha; Giống: DT84, DT96, DT2001....GĐST: tạo quả - làm hạt.

- Ngô: Diện tích: 74,2 ha; Giống: C919, LVN4, LVN10, CP999, NK4300...

- Lạc: Diện tích: 18,4 ha; Giống: L14, LVT, TB25 ...

- Rau: Diện tích: 65 ha; Giống: rau đậu ….

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI:                   

BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI

Cây trồng

Diện tích

Đối tượng

Mật độ (con/m2) tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Tuổi sâu, cấp bệnh

Trung bình

Cao

Tổng số

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tổng số

lần 1

lần 2

Tổng số

1

2

3

4

5

Nhộng

Chủ yếu

Lúa sớm

1015

Sâu cuốn lá nhỏ

3.533

24.00

58.41

22.502

35.908

71.816

35.908

35.908

34

0

4

16

12

2

0

T3, T4

Sâu đục thân

0.968

7.50

124.002

101.50

22.502

22.502

22.502

0

Bọ xít dài

1.167

6.00

110.597

110.597

0

TT

Chuột

1.441

8.30

182.413

116.821

65.592

0

Rầy các loại

20.80

160.00

0

TT

Bệnh khô vằn

4.14

19.10

175.231

175.231

0

C1 -C3

Đậu tương

369.5

Chuột

0

III. NHẬN XÉT:

* Tình hình sinh vật gây hại :

- Trên Lúa mùa:

+ Sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ, cục bộ hại nặng ở một số ruộng rậm rạm xanh tốt và phun phòng trừ không hiệu quả. Mật độ sâu non trung bình 3,5 con/m2, cao 24 con/m2, cục bộ 56 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 3, 4.

+ Sâu đục thân gây hại nhẹ - trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,97%, cao 7,5%.

+ Chuột gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng, tập trung ở các ruộng ven làng, gần khu dân cư, ruộng gần bờ mương, ruộng rậm rạp. Rầy các loại gây hại nhẹ rải rác, mật độ trung bình 20,8 con/m2, cao 160 con/m2.

+ Bọ xít dài: gây hại nhẹ, mật độ bọ xít dài giảm đáng kể sau khi phun thuốc.

+ Bệnh khô vằn gây nhẹ, tỷ lệ bệnh trung bình 4,14%, cao 19,1%, cục bộ hại nặng trên các ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm (tỷ lệ bệnh 40,6%).

- Trên đậu tương: rầy xanh, bệnh  khảm  lá  đậu  tương gây hại nặng tập trung ở các lá non, lá ngọn làm cho lá xoăn vặn và khảm vàng (tỷ lệ bệnh trung bình: 20 - 36%).

* Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới :

- Trên Lúa mùa:

+ Sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ trên các trà lúa, cục bộ hại nặng trên các ruộng rậm rạp, xanh tốt, phun phòng trừ quá sớm và không phun lại lần hai.

+ Bọ xít dài gây hại nhẹ.

+ Chuột có xu hướng gây hại gia tăng trên các trà lúa, tập trung nhiều trên các ruộng gần làng, bờ mương, ruộng rậm rạp.

+Sâu đục thân, rầy các loại, gây hại nhẹ - trung bình.

+ Bệnh khô vằn gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm.

- Trên đậu tương: Bệnh khảm lá đậu tương gây hại nặng trên các lá non.

*Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

- Lúa mùa sớm:  + Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn.

                      + Theo dõi chặt chẽ diễn biến  rầy (rầy các loại), đặc biệt ở những nơi đã xuất hiện cây lúa biểu hiện triệu chứng của bệnh lùn sọc đen, có biện pháp xử lý kịp thời giảm thiệt hại .

                          + Tổ chức đánh chuột tập trung bằng thuốc sinh học tự phối trộn tại địa phương theo phương án: Nông dân góp lúa và nhận lại mồi thuốc đi đánh; Xã, huyện hỗ trợ 1.000 đ/sào/lần đánh chi cho tiền thuốc, tập huấn hướng dẫn và phối trộn thuốc tập trung.

- Đậu tương: Phun phòng trừ rầy xanh tránh nguồn bệnh lây lan sang các cây ký chủ khác.

                                                                                                                   

Người tập hợp

Nguyễn Thị Hương

Trạm trưởng

Trần Duy Thâu

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...