I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:
1.Thời tiết:
- Nhiệt độ trung bình 24oC, cao 29oC, Thấp 190C.
- Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng nhẹ, đêm và sáng có sương, trời ấm. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Lúa chiêm, xuân sớm: Diện tích: 1.144,6 ha: GĐST: Cuối đẻ nhánh.
- Lúa xuân trung: Diện tích: 289 ha: GĐST: Đẻ nhánh rộ.
- Lúa xuân muộn: Diện tích: 34.463,3 ha: GĐST: Đẻ nhánh rộ.
- Rau các loại: Diện tích: 2.750,2 ha; GĐST: Phát triển thân lá - thu hoạch.
- Ngô xuân: Diện tích: 6.136 ha; GĐST: 6 - 9 lá.
- Cây chè: Diện tích: 15.600 ha; GĐST: Phát triển búp - thu hoạch.
- Cây cao su: Diện tích 107 ha; GĐST: Phát triển thân lá.
- Cây lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung: 3.409,2 ha.
II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI:
1. Trên lúa xuân sớm:
- Bệnh vàng lá sinh lý: Gây hại nhẹ đến trung bình tại Phù Ninh, Hạ Hoà. Tỷ lệ hại trung bình 0,3%, cao 25%.
- Các đối tượng: Bọ trĩ, ruồi đục nõn, chuột, rầy các loại gây hại nhẹ. Bệnh đạo ôn xuất hiện rải rác tại Lâm Thao.
2. Trên lúa xuân muộn:
- Ốc bươu vàng: Xuất hiện trên diện rộng. Mật độ trung bình 0,4 con/m2, cao 6 - 9 con/m2.
- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Gây hại tại Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Việt Trì, Yên Lập, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,8 %, cao 18 - 20 %, cục bộ 40 % (Việt Trì).
- Bệnh vàng lá sinh lý: Gây hại tại các huyện Phù Ninh, Yên Lập, Hạ Hoà. Tỷ lệ hại trung bình 0,6%, cao 10 - 16%, cục bộ 30% ( Phù Ninh).
- Ruồi đục nõn: Xuất hiện hầu hết tại các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,4%, cao 11,2%.
- Bệnh đạo ôn lá: Xuất hiện rải rác tại các huyện Cẩm Khê, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập. Tỷ lệ lá hại trung bình 0,1%, cao 4,8%.
- Các đối tượng: Bọ trĩ, rầy các loại, chuột gây hại nhẹ. Bọ xít đen xuất hiện rải rác tại Yên Lập.
3. Trên rau:
- Sâu xanh: Hại nhẹ đến trung bình tại Việt Trì, Tam Nông, Phú Thọ. Mật độ trung bình 0,3 con/m2, cao 15 con/m2.
- Các đối tượng: Bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ.
4. Trên ngô xuân: Sâu đục thân, chuột, sâu ăn lá, bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.
5. Trên cây đậu tương: Ruồi đục thân, sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ gây hại nhẹ.
6. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,6%, cao 15%.
- Các đối tượng: Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh thối búp chè gây hại nhẹ.
III/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI THỜI GIAN TỚI:
1. Trên lúa:
- Bệnh đạo ôn lá: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u bệnh phát triển lây lan gây hại trên các giống nhiễm và những ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm. Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú ý: Yên Lập, Cẩm Khê, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, ...
- Các đối tượng: Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ, ruồi đục nõn, rầy các loại gây hại nhẹ đến trung bình.
2. Trên rau: Sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh thối nhũn hại nhẹ đến trung bình trên rau cải, bắp cải, su hào.
3. Trên ngô: Sâu đục thân, chuột, châu chấu, sâu ăn lá, bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn gây hại nhẹ rải rác.
4. Trên cây đậu tương: Ruồi đục thân, bệnh lở cổ rễ, sâu cuốn lá gây hại nhẹ.
5. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá chè hại nhẹ đến trung bình.
IV/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi diễn biến sâu bệnh hại, phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại để chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
- Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị bệnh, ngừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, dùng thuốc Difusan 40EC; Bemsuper 75WP; Beam 75 WP; Fuji - one 40 WP; Fu-army 30 WP; Kasai 21,2 WP; One - Over 40 EC, ... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
Ngoài ra: Phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
2. Trên rau: Phun trừ các ổ sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn bằng các loại thuốc có trong danh mục, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3. Trên ngô: Phun trừ các ổ sâu bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc được phép sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật.
4. Trên cây đậu tương: Phun trừ các ổ ruồi đục thân, sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc được phép sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
5. Trên cây chè: Phun trừ những diện tích nhiễm rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh thối búp chè bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây cao su, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.